Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/3013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự đã có 1 số điểm mới như sau:
Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/3013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
1. Về nhận đơn yêu cầu thi hành án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 125 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 58 về nhận đơn yêu cầu thi hành án, việc cấp hoặc gửi bằng đường bưu điện giấy biên nhận cho người nộp đơn phải thực hiện ngay sau khi nhận được đơn. Trong trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án. Nghị định số 125 giới hạn cụ thể về thời gian để bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án là 15 ngày, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
2. Về xác định và định giá tài sản kê biên:
Nghị định số 58 quy định chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 2.000.000 đồng. Nghị định số 125 đã thay đổi về giá của tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 5.000.000 đồng. Việc xác định lại giá của tài sản kê biên là phù hợp với sự trượt giá ở thời điểm hiện tại của đất nước ta. Ngoài ra, việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
3. Về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án:
Đây là một trong những quy định mới được bổ sung tại Nghị định số 125 mà chưa được quy định tại Nghị định số 58 trước đây. Theo quy định tại Nghị định số 125 thì trong trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án do doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. Quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện như sau: (1) Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không thực hiện hoặc tài sản không có người quản lý, sử dụng trực tiếp thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật; (2) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
4. Về thực hiện ủy thác thi hành án:
Để thuận tiện cho quá trình thực hiện công tác thi hành án, Nghị định số 125 cũng bổ sung thêm quy định về việc ủy thác thi hành án. Theo quy định mới này thì trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự: (1) Theo thỏa thuận của các đương sự; (2) Nơi có tài sản đủ để thi hành án; (3) Trong trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác nếu xác định người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương mình thì giải quyết như sau:
– Trường hợp nhận ủy thác quyết định thi hành án chủ động thì cơ quan nhận ủy thác xử lý việc thi hành án theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành;
– Trường hợp nhận ủy thác quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thì cơ quan nhận ủy thác trả lại đơn yêu cầu cho đương sự, kèm theo tài liệu liên quan để họ làm căn cứ yêu cầu thi hành án trở lại khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
>>> Luật sư
5. Về thứ tự thanh toán tiền thi hành án:
Đây cũng là một trong những nội dung mới của Nghị định số 125 mà Nghị định số 58 chưa quy định. Theo đó, số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì được thanh toán cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án đó mà không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu thi hành án có phải là căn cứ để cưỡng chế thi hành án hay không. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác sau khi có quyết định cưỡng chế tính đến thời điểm thanh toán.
Nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự phải được xác định cụ thể trong bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên bảo đảm thi hành cho nghĩa vụ cụ thể đó.
6. Về việc chịu phí thi hành án:
Ngoài các trường hợp không phải chịu phí thi hành án theo Nghị định số 58 thì Nghị định số 125 bổ sung một số trường hợp không phải chịu phí thi hành án: (1) Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho người nghèo, đối tượng chính sách vay; (2) Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử; (3) Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án.