Mở cửa hàng ăn sáng có phải đăng ký kinh doanh không? Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, ba mẹ tôi mới chuyển đến sống cùng chị gái tôi. Do nhà chị gần chợ và có khoảng vỉa hè rất rộng nên ba mẹ tôi muốn bán hàng ăn sáng, có bánh cuốn, bánh mỳ và sữa bắp, sữa gạo tự làm. Quán khoảng 2 - 4 bàn và chỉ bán buổi sáng. Xin luật sư tư vấn giúp những giấy tờ cần để mở quán. Có cần giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không thưa luật sư? Xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ 2008
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 36
“Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.”
Khoản 2 Điều 35
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Như vậy, việc bán hàng hóa trên hè phố, đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm.
Vì vậy, mẹ bạn có thể thuê một cửa hàng nhỏ để bán hàng ăn.
Điều 3 Nghị định
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của
Luật Thương mại . Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Như vậy, nếu mẹ bạn bán hàng ăn và có địa điểm cố định, hoạt động một cách thường xuyên thì thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể chỉ phải đóng lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân khi doanh thu của cửa hàng trên 100 triệu/ năm.