Đối với học sinh, một phần mà học sinh hay mắc phải khi làm văn đó là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng là phần cần thiết để làm nổi bật vấn đề. Dưới đây là một số bài văn mở đầu hay nhất của An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Mục lục bài viết
1. Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ngắn gọn nhất:
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ngắn gọn nhất – Mẫu 1
Suốt chặng đường 4000 năm xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc ta đã có vô số những trận chiến lớn nhỏ, dân tộc ta cũng đã trải qua vô số triều đại và chứng kiến đủ mọi bi kịch khổ đau. Có những trận chiến có những triều đại đã đi sâu vào sử sách và trở thành một trong những tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng lưu ngàn đời sau còn ca tụng, vậy nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trận chiến, nhiều câu chuyện đau thương đã khiến cho ngàn đời sau còn đau xót. Và một trong số những câu chuyện đã làm tan nát trái tim đọc giả về một thời dựng nước và giữ nước đầy oai hùng của dân tộc nhưng lại có một kết thúc vô cùng bi thương đó là truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ngắn gọn nhất – Mẫu 2
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Những câu thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu đã gợi lên trong mỗi chúng ta rất nhiều suy nghĩ về câu truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” chính là một trong số những truyền thuyết với những lời dạy có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và to lớn mà ông cha ta để lại trong quá trình dựng nước, giữ nước xa xưa và cách giải quyết mối quan hệ riêng chung.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ngắn gọn nhất – Mẫu 3
Truyền thuyết cũng là lịch sử truyền miệng của nhân dân. Nếu như chức năng của câu chuyện thần thoại là nhận thức và để lý giải các hiện tượng tự nhiên thì chức năng của những câu chuyện truyền thuyết thì chủ yếu là nhận thức và để lý giải lịch sử. Do đó truyền thuyết chủ yếu hướng đến để tài lịch sử, nhằm phản ánh, lý giải cá sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại, các nhân vật lịch sử đóng vai trò và ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Nội dung chính của truyền thuyết thường chia làm hai phần. Phần cốt lõi mà những sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh cùng với phần tâm tình ý nguyện của nhân dân sẽ được gửi gắm vào trong đó. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu viết theo mô tuýp trên đó là truyền thuyết thần Kim Quy (truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ).
2. Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc:
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc – Mẫu 1
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chính là một trong những truyền thuyết rất nổi bật trong chuỗi truyền thuyết thời Âu Lạc. Tác phẩm có kết thúc bi kịch, nước mất nhà tan đã dần trở thành bài học sâu sắc về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ ngàn xưa. Tác phẩm chỉ xoay quanh ba nhân vật chính: An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Mỗi nhân vật có một tính cách, hoàn cảnh riêng và qua đó thể hiện được những bi kịch khác nhau.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc – Mẫu 2
Trong kho tàng văn học rộng lớn của Việt Nam có rất nhiều câu chuyện mang ý nghĩa răn dạy ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Và yếu tố kì ảo đã đóng góp vai trò vô cùng lớn làm cho các tác phẩm nổi tiếng và khiến tác phẩm trở nên hay và sinh động hơn. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy chính là một tác phẩm nói về hành trình dựng nước và giữ nước của vua An Dương Vương chứa đựng yếu tố kì ảo mang lại đầy sự thú vị và đặc sắc.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc – Mẫu 3
Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy chính là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong lòng dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Qua câu chuyện dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, câu chuyện đã để lại cho hậu thế những bài học sâu sắc giữa tình thân và đất nước, giữa bạn và thù để cùng ý thức cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc – Mẫu 4
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ chính là một truyền thuyết vô cùng đặc sắc về chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung đã kể về cha con An Dương Vương vì chủ quan, nhẹ dạ cả tin từ đó đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thuỷ lấy cắp mất nỏ thần và dẫn đến cảnh nhà tan, nước mất.
Mở bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thu hút người đọc – Mẫu 5
“Em hóa đá ở trong truyền thuyết
Để bao cô gái như em không phải hóa đá trên đời”
-Trần Đăng Khoa-
“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
-Tố Hữu-
Những vần thơ đó chính là minh chứng rõ nhất cho sự nổi tiếng của truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy. Đây một truyền thuyết gắn liền với lịch sử dân tộc và đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn hóa của nước nhà và đã đi vào các tác phẩm thơ ca cùng lúc đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao nhiêu thế hệ người đọc.
3. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy:
An Dương Vương là vua của nước Âu Lạc, một trong những nhà nước cổ đại của Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Ông đã bắt tay vào việc xây dựng thành Cổ Loa ngay sau khi lên ngôi nhưng gặp rất nhiều khó khăn và thất bại. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, thành Cổ Loa cuối cùng cũng hoàn thành. Thần Kim Quy tặng ông một chiếc móng rùa, từ đó An Dương Vương đã chế tạo thành nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại bách phát bách trúng giúp bảo vệ nước Âu Lạc. Khi Triệu Đà – vua của nước Nam Việt, nhiều lần đem quân tấn công Âu Lạc nhưng đều bị thất bại trước sức mạnh của nỏ thần. Không chịu từ bỏ, Triệu Đà đã dùng mưu kế để đưa con trai mình chính là Trọng Thủy, đến cầu hôn Mị Châu – con gái của An Dương Vương. Trọng Thủy trở thành người ở rể tại Âu Lạc và trong thời gian sống tại đây, hắn đã tìm cách lừa dối Mị Châu để khai thác thông tin về nỏ thần. Cuối cùng, Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần và đem về cho cha mình. Triệu Đà liền lợi dụng cơ hội này để tấn công Âu Lạc một lần nữa. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương vốn dĩ rất tự tin và chủ quan không nghĩ tới chiếc nỏ thần đã bị đánh cắp. Kết quả là quân của Triệu Đà khi có trong tay chiếc nỏ thần nhanh chóng áp sát thành Cổ Loa và tấn công dữ dội. An Dương Vương và quân đội của ông không thể chống cự nổi và thành Cổ Loa bị thất thủ. Trong lúc hoảng loạn, An Dương Vương cùng với con gái Mị Châu chạy trốn về phía biển Đông để cầu cứu thần Kim Quy. Khi đến nơi, thần Kim Quy hiện ra và cảnh báo An Dương Vương rằng kẻ thù đã ở ngay gần bên. Nghe theo lời của thần nhận ra kẻ đã phản bội đất nước lại chính là con gái mình, An Dương Vương đã quyết định hy sinh Mị Châu để bảo vệ bản thân và đất nước. Ông rút gươm chém đầu Mị Châu, sau đó theo thần Kim Quy rẽ nước xuống biển. Máu của Mị Châu chảy ra và hòa vào biển, được các sinh vật biển như trai sò ăn phải biến thành những hạt châu quý giá. Xác của Mị Châu được Trọng Thủy đem về chôn cất tại Loa Thành, nơi mà nàng từng sống. Trọng Thủy rất đau đớn vì cái chết của Mị Châu và cảm thấy không còn lý do để sống hắn đã tự sát bằng cách nhảy xuống giếng. Câu chuyện này không chỉ phản ánh bi kịch cá nhân mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam, trở thành một phần quan trọng trong truyền thuyết dân gian.