Hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí cho con thương binh? Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng? Thủ tục miễn, giảm học phí với con thương binh?
Để thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với cách mạng và thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, pháp luật đã có rất nhiều quy định ưu đãi đối với người có công với cách mạng và với thân nhân của họ cũng được hưởng những quyền lợi nhất định. Cụ thể như quy định về hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí cho con thương binh.
Mục lục bài viết
1. Hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí cho con thương binh:
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ e chào luật sư, e là Nguyễn Cảnh Linh! Hiện e đang là sinh viên năm thứ nhất của Đại học Công nghệ TP HCM (trường dân lập), e học hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học, thời gian đào tạo là 2 năm. Bố e là thương binh hạng 1/4, hiện nay học phí của trường rất cao trung bình mỗi học kỳ e đang phải đóng gần 3tr. Vậy e xin được tư vấn của luật sư theo quy định mới thì chế độ miễn giảm học phí trường hợp của e như thế nào?Mong được sự hỗ trợ các luật sư ! E xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Căn cứ trường hợp này của bạn con thương binh, thuộc diện được miễn học phí. Đồng thời theo quy định của pháp luật thi về Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập thì việc miễn học phí của bạn sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
” ….
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
….”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với con của thương binh sẽ thuộc một trong các đối tượng được miễn học phí. Ngoài ra, đối tượng này còn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định trên. Để được miễn giảm học phí Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn xin miễn, giảm học phí (theo mẫu);
– Giấy khai sinh ( bản sao có công chứng)
– Giấy xác nhận đối tượng do cơ quan quản lý đối tượng người có công xác nhận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận;
– Giấy chứng nhận (hoặc quyết định) người có công với cách mạng ( của Bố bạn)
Ngoài ra căn cứ tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/10/2021), quy định về đối tượng được miễn học phí, trong đó có:
Tóm lại đối với các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra thì con của thương binh cũng sẽ được miễn học phí nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định cụ thể như sau:
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ dựa trên những trường hợp cụ thể thì tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, gồm có: Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần; các chế độ ưu đãi khác. Trong đó, các chế độ ưu đãi khác như đã nêu tại quy định trên đây.
Mục đích của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ nhằm tôn vinh, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh, góp phần chăm sóc, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng, tạo sự ổn định chính trị, phát triển xã hội; đồng thời, là sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ cũng được xem là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và thân nhân của họ cũng đươc hưởng chế độ này, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước.
Thông qua pháp lệnh và những quy định đã nêu như trên thì ta thấy hiện nay pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ông ta đã ra sức gìn giữ.
Đồng thời thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng. Vì vậy, chính sách đối với người có công là chính sách vô cùng quan trọng. Làm tốt chính sách đối với người có công sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế và ngược lại.
3. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân:
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân:
Hồ sơ giải quyết chế độ
– Bản khai cá nhân (Mẫu CC1).
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến,
– Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu CC2) hoặc Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu CC3).
Thủ tục giải quyết chế độ
– Cá nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
– Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.
– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
Như vậy từ quy định của thủ tục này thì đã cung cấp cho bạn đọc về các tài liệu cũng như kiến thức để ứng dụng thực hiện thủ tục khi muốn được hưởng các chế độ cũng như chính sách mà nhà nước đã đề ra đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ, đây cũng là quy định thể hiện sự ghi nhận và biết ơn đối với những người có công với cách mạng, những người không màn tới sức khỏe và tính mạng để bảo vệ xây dựng tổ quốc.
4. Thủ tục miễn, giảm học phí với con thương binh?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là thương binh 27%, hộ khẩu thường trú tại TP Thái Bình, tạm trú tại Nha Trang Khánh Hoà. Tôi đã trình cho nhà trường: thẻ thương binh, giấy chứng nhận tôi là thương binh của sở LĐTBXH Thái Bình cấp, giấy chứng nhận cháu là con thương binh của Thái Bình cấp, nhưng theo yêu cầu của trường THPT Lý Tử Trọng Nha trang Khánh Hoà và theo mẫu đơn của nhà trường, cháu phải là người kí đơn và xin xác nhận của chính quyền Thái Bình! Tôi muốn được tư vấn: để con tôi được miễn giảm học phí khi học THPT tại Nha trang thì thủ tục tôi cần làm thế nào cho đúng và đủ? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điểm a) Khoản 2 Điều 4
“2. Đối tượng được miễn học phí:
a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến (nếu có);
– Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.”
Theo quy định trên, con bạn thuộc đối tượng được miễn học phí.
Về hồ sơ giải quyết theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập: Mẫu đơn theo phụ lục II của Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
– Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, cụ thể:
+ Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công đối với đối tượng được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ;
– Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.
Như vậy, căn cứ Mẫu đơn theo phụ lục II của Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH thì người làm đơn đề nghị miễn, giảm học phí là học sinh THPT. Tức là, con bạn sẽ là người trực tiếp làm đơn này.
Ngoài ra, việc nhà trường yêu cầu xin xác nhận của chính quyền địa phương, bạn có thể hỏi cụ thể về nội dung yêu cầu xác nhận của chính quyền địa phương là như thế nào bởi theo quy định trên, bạn chỉ cần có bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn học phí, cụ thể là “Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công”. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, bạn nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục để được hưởng chính sách miễn học phí.