Miễn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2009.
Miễn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự đối với những trường hợp người bị kết án đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc đã chấp hành được một phần hình phạt thì có thể được Tòa án xem xét cho miễn chấp hành hình phạt tù nếu đủ những điều kiện trong từng trường hợp cụ thể sau:
– Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Lập công lớn có thể được hiểu như đã giúp cơ quan điều tra trong việc báo tin tội phạm cụ thể, giúp cho cơ quan điều tra phá án nhanh chóng hay trong thiên tai, hỏa hoạn đã cứu được người, tài sản có giá trị hàng chục triệu đồng… Khi đã lập công thì yếu tố cần thiết theo quy định của luật là “nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” thì mới đủ điều kiện xem xét. Việc lập công và không còn nguy hiểm cho xã hội phải được cơ quan, tổ chức nơi sử dụng hoặc nơi xảy ra vụ việc, chính quyền nơi người bị kết án cư trú có văn bản xác nhận và đề nghị. Hồ sơ phải được chuyển đến Viện kiểm sát có ý kiến trước khi Tòa án quyết định.
-Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
– Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt. Khác với điều kiện trong trường hợp ở mục 5.1, trường hợp này chỉ cần trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù đã lập công lớn thì có thể xem xét để miễn chấp hành hình phạt cho họ.
– Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành hình được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp người bị kết án phạm tội nhẹ chỉ bị xử phạt tù từ 5 năm trở xuống mà vì bệnh tật, sinh đẻ hoặc hoàn cảnh quá khó khăn được tạm hoãn thi hành án nhiều lần, thời giam tạm hoãn đã bằng thời hiệu thi hành án mà trong thời gian đó, họ không phạm tội mới, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì Tòa án ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp bản án chậm được thi hành , nhưng khi đưa ra thi hành án lại phải tạm hoãn nhiều lần thì thời gian trước khi bản án được đưa ra thi hành cũng được tính vào thời gian tạm hoãn. Trường hợp tạm đình chỉ thì phần hình phạt còn lại cũng được giải quyết như trường hợp tạm hoãn (theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Nội vụ).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
– Điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù
– Miễn hình phạt tù, điều kiện được miễn chấp hành hình phạt tù
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại