Nghề giáo luôn được xem là một nghề cao quý và đáng trân trọng trong xã hội, Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ làm giáo viên nhưng mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng ở vấn đề giảng dạy. Sau đây, xin giới thiệu vài mẹo cho giáo viên tự tin khi đứng lớp, đứng trên bục giảng. Hy vọng giúp ích cho giảng viên, giáo viên trẻ.
Mục lục bài viết
1. Mẹo cho giáo viên tự tin khi đứng lớp về chuẩn bị bài giảng:
Như chúng ta đã thấy có thể có những trường hợp phải thuyết trình, báo cáo chuyên đề, chia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm ở một chuyên ngành nào đó, thuyết giả (người nói trước cộng đồng) không cần thiết phải là một nhà mô phạm. Nhưng nếu phải đứng lớp để truyền thụ kiến thức cho một tập thể mang tính chất lớp học, khoá học, thì tất nhiên người phụ trách đã đứng ở cương vị một người thầy. Mà một người thầy, có thể nói rằng mình không biết gì hoặc không cần đến sư phạm hay không? Cho nên, nói đến người thầy, điều tất yếu là phải nói đến sư phạm, cũng tức là nói đến những quy tắc, những phạm trù trong nghề thầy (dậy học) vậy. Nói khác hơn, đó chính là những kỹ thuật chuyên môn giúp người thầy đứng lớp đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, người thầy khi đứng lớp, nên tự vấn chính mình: mình sẽ phải làm gì và phải làm ra sao? Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy người thầy khi lên lớp cần thực hiện 3 bước cơ bản sau: chuẩn bị; đứng lớp; rút kinh nghiệm.
Tiến trình giờ đứng lớp gồm có ba bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị:
Việc trau dồi kiến thức phải là công việc hàng ngày, thường xuyên. Tìm đọc những tài liệu, tư liệu tương đồng có trong những sách vở cùng đề cập một đề tài, hoặc những điểm tương ứng với đề tài mà mình đang khảo sát. Cũng cần lưu ý là khi tham khảo để tìm kiếm tư liệu, chỉ nên sử dụng những sách vở, tài liệu, báo chí … đã được nhà nước ban hành. Dù tự tin đến đâu, cũng không ai lên lớp lại không soạn bài (ít ra là một dàn bài chi tiết). Đó cũng chính là sự tự trọng – kể cả sự tôn trọng học sinh – rất cần thiết cho một giáo viên
+ Bước 2: Đứng lớp:
– Tìm hiểu lớp học
– Tư thế và tác phong
– Dáng vẻ bề ngoài: “Nhìn trang phục, biết tư cách”, một giáo viên – tức là một người thầy – mà ăn mặc luộm thuộm, lôi thôi quá, hoặc loè loẹt, kiểu cách quá, thì cũng kể như đã tự hạ giá phẩm cách của mình. Học sinh ở lần gặp đầu tiên, thấy giáo viên ăn mặc chỉnh tề, dáng dấp đĩnh đạc, tự nhiên thấy nẩy sinh trong lòng một cảm tình đặc biệt.
– Cử chỉ đi đứng: Cử chỉ hoà nhã, đi đứng khoan thai ; không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè khúm núm, lại càng không nên huênh hoang „ra vẻ ta đây‟, oai vệ hách dịch ; đó là lời khuyên chân tình dành cho giáo viên. – Thái độ ứng xử
– Thảo luận, biện giải, giải đáp thắc mắc : Trong tiết học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương cách truyền đạt, phương pháp lý luận (quảng diễn, vòng đồng tâm, vấn đáp, diễn dịch, quy nạp, tương đồng, tương phản …). Tuy nhiên, vẫn rất cần có một khoảng thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc… Đây chính là dịp để giáo viên hiểu thêm về lớp học (biết người), rút kinh nghịêm cho bản thân (biết mình) (“biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng” – Tôn Võ Tử).
+ Bước 3: Rút kinh nghiệm
– Mỗi giáo viên nên có một cuốn “nhật ký giảng dạy”, trong đó ghi chép tất cả những gì có liên quan đến quá trình đứng lớp của mình. Sau những giờ đứng lớp của bản thân, sau những giờ dự giờ một lớp học của bạn bè, thậm chí cả sau những giờ ngồi lớp với tư cách một học viên…, sẽ ghi lại tất cả những nhận xét của mình về giờ học tập đó. Đây chính là dịp “nhìn lại mình”, rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, nên phải hết sức khách quan, tránh những thiên kiến, mặc cảm (tự tôn, tự ti) Sau mỗi tiết học, có thể dành ít phút trực tiếp phỏng vấn chớp nhoáng học sinh về những nhận xét của họ trong giờ học (nếu không đủ giờ, nên trao đổi với học sinh trong 10 – 15 phút giải lao) hoặc sau mỗi khoá học.
– Đây là phần hết sức tế nhị, vì ngoài xã hội cũng đề ra đường lối “trò đánh giá thầy” đã gây thật nhiều tranh cãi. Giáo viên phải hết sức khéo léo, đồng thời cũng phải có tinh thần cầu thị, hết sức mềm mỏng, khiêm nhu tự hạ đón nhận những ý kiến xây dựng. Đừng để giờ góp ý trở thành giờ đấu đá hạ bệ nhau, cũng không biến thành giờ tâng bốc nịnh hót nhau
2. Mẹo cho giáo viên tự tin khi đứng lớp về trang phục, ngoại hình:
* Trang phục: Trang phục là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi giáo viên, đặc biệt là trước mỗi giờ lên lớp. Điều này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn liên quan đến việc tạo dựng ấn tượng và sự tôn trọng từ phía học trò. Các thầy cô luôn quan tâm đến cách họ mặc không chỉ vì họ muốn học trò đánh giá cao kiến thức và phương pháp giảng dạy của họ, mà còn vì họ muốn tỏ ra một hình ảnh phù hợp với chuẩn mực sư phạm và đẹp mắt trong mắt học trò. Trang phục đóng vai trò như một tấm gương, thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nghề nghiệp giáo viên. Khi lựa chọn trang phục, giáo viên nên xem xét mức độ phù hợp với môi trường lớp học. Đừng mặc váy quá ngắn hoặc quần áo quá mỏng. Ngoài ra, tránh mặc những bộ đồ mà bạn thường mặc ở nhà khi đến lớp. Sự chăm sóc và chú ý đến trang phục không chỉ giúp bạn tự tin mà còn tạo niềm tin từ phía học trò.
* Trình bày bảng:
Tránh trình bày bảng cẩu thả, không chỉ làm bài giảng khó quan sát mà còn làm cho thẩm mỹ lớp học bị ảnh hưởng. Nên chi bảng rõ ràng, phần nội dung chính và phần nháp, hoặc thông tin bổ sung. Điều này tạo nên một phần trình bày có logic và hiệu quả dễ dàng hơn nữa.
* Dáng đi và đứng:
Giao viên cần đi thẳng người, di chuyển theo đường thẳng, bước vừa phải, chậm rãi. Điều này giúp tạo ra sự ổn định và tạo cảm giác chuyên nghiệp trong lớp học. Tránh dang chân quá rộng hoặc ngồi vắt vẻo lên ghế hoặc bàn, vì điều này có thể làm mất sự tập trung của học sinh và gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, khi bước đi, nên nâng cao dép hoặc giày một cách nhẹ nhàng để tránh tạo ra tiếng động quá mạnh, làm xao lộn lớp học.
* Phấn viết bảng: Luôn bẻ phấn ngắn (lý tưởng 2 cm): Mục đích tránh gãy phấn khi viết, đồng thời đề phòng trường hợp quên giáo án có thể lợi dụng cơ hội đổi phấn mới, ngó lại giáo án. Viết phấn và lau bảng chỉ sử dụng một tay, tay còn lại sử dụng để chấn chính trang phục… Thực tế nhiều khi mồ hôi nhiều, các thầy cô dùng tay để lau mặt, phấn ra hết mặt mũi.
* Ngôn ngữ, cử chỉ: Thứ nhất, ngôn ngữ nói chuyện (còn gọi là ngôn ngữ đàm thoại). Giáo viên giảng thuyết mà như nói chuyện thân mật với học sinh, khiến học sinh tưởng như đang được nghe tâm sự của một người bạn và có cảm tưởng chính bản thân họ cũng đang đóng một vai trò nào đó trong câu chuyện ấy. Nhất là khi giáo viên chuyển sang đối thoại, thì học sinh càng hăng say, mạnh dạn đóng góp ý kiến, trao đổi kiến thức. Phương cách này mang tính hoà đồng, tạo được bầu khí thân mật trong lớp, kích thích khả năng phát biểu, tính mạnh dạn nơi học sinh. Tuy nhiên, đây là hình thái diễn giảng như nói chuyện chứ không phải kể chuyện bất tận cho đến hết giờ rất dễ bị sa đà không tìm được lối ra.Thứ hai, ngôn ngữ cử điệu: Đó là thứ ngôn ngữ không lời, có thể nói thứ ngôn ngữ cử điệu cũng rất phong phú. Nếu giáo viên biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ (từ ánh mắt, khoé môi, nét mặt, đến chân tay, thân mình) để diễn giảng cùng với ngôn ngữ nói, chắc chắn bài giảng sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, phải quan niệm rằng cử điệu chỉ là phương cách hỗ trợ tích cực cho lời nói, chúng ta chỉ dùng những cử điệu thích ứng với lời nói, phù hợp với tâm trạng khi giảng thuyết; tuyệt đối không nên miễn cưỡng, vì nếu như thế sẽ trở thành một thứ “kịch sĩ vụng về, kệch cỡm”. Đừng để học sinh cho rằng những cử chỉ, dáng điệu của giáo viên chỉ là kiểu cách giả tạo, vô duyên.
3. Mẹo cho giáo viên tự tin khi đứng lớp, đứng trên bục giảng lần đầu thành công cho giáo viên về chuẩn bị giáo án:
Tìm hiểu thông tin về lớp học: Trước khi bước vào lớp, hãy tìm hiểu kỹ về lớp học mà bạn sẽ giảng dạy. Điều này giúp bạn hiểu rõ tình trạng học tập của lớp và có thể đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.
– Chuẩn bị kỹ giáo án: Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị giáo án một cách kỹ lưỡng. Giáo án càng chi tiết và rõ ràng, bạn sẽ càng tự tin và giảng dạy hiệu quả hơn. Ngoài ra, hãy tự đặt giả thiết về các tình huống phát sinh và cách giải quyết chúng.
– Tu dưỡng tác phong sư phạm chuẩn mực: Tác phong sư phạm chuẩn mực rất quan trọng. Hãy thể hiện sự tự tin, tươi cười và sáng tạo trong tiết học của bạn. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và thân thiện cho học sinh.
– Nhiệt tình giải đáp thắc mắc của học sinh: Hãy luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi thắc mắc của học sinh. Điều này giúp bạn trở thành một giáo viên được yêu quý. Dành thời gian cuối buổi học để củng cố kiến thức và giải đáp thắc mắc giúp tạo dựng mối quan hệ gần gũi với học sinh.
Nhớ rằng, lần đầu đứng giảng có thể gặp khó khăn, nhưng bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự nhiệt tình, bạn có thể tạo được ấn tượng tích cực và thành công trong buổi học đầu tiên của mình.