Khi cơ quan Toà án, cơ quan có thẩm quyền của của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu về việc việc thực hiện một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật. Khi đó thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành ủy thác phải lập mẫu yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự là gì?
Mẫu yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự là mẫu yêu cầu của cơ quan Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi có yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp hình sự( yêu cầu thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp) theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Mẫu yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự nêu rõ những thông tin về yên cơ quan yêu cầu uỷ thác tư pháp, địa chỉ của cơ quan yêu cầu uỷ thác tư pháp, tên của đơn vị được ủy thác tư pháp, nội dung vụ án đang được giải quyết, nội dung ủy thác tư pháp (cơ quan đề nghị ủy thác ghi một hoặc nhiều nội dung tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật), thông tin về người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp (nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cá nhân thì ghi đầy tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc. Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cơ quan, tổ chức thì ghi tên đầy đủ, địa chỉ liên lạc hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (nếu có tên bằng tiếng nước ngoài thì ghi cả tên bằng tiếng nước ngoài).
Mẫu yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự là mẫu văn bản được dùng để uỷ thác tư pháp hình sự của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật Việt Nam quy định về uỷ thác tư pháp hình sự, theo đó, uỷ thác tư pháp được hiểu là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, yêu cầu bằng văn bản uỷ thác tư pháp về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp. Việc uỷ thác tư pháp phải được tiến hành và phải tuân theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Dựa trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp để thực hiện tương trợ tư pháp. Mẫu yêu cầu thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành uỷ thác tư pháp hình sự.
2. Mẫu yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
………(1) ………….
__________
Số:……… /UTTPHS(2)
V/v ủy thác tư pháp (lần…(3) …).
……………, ngày……… tháng……… năm 20……
YÊU CẦU THỰC HIỆN UỶ THÁC TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ(4)
Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tên cơ quan yêu cầu ủy thác tư pháp:……..(1)
Địa chỉ:…..(5)
Đang giải quyết vụ án về:………….(6)
Xét thấy việc ủy thác tư pháp là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,………(1) ………..
Căn cứ vào Điều 18 và Điều 22 của Luật Tương trợ tư pháp,
Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự,
Quyết định ủy thác cho:..(7)
Để tiến hành việc: ……….(8) …….
đối với:………(9)
(1 )….đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp này tới cơ quan có thẩm quyền của nước…………… và gửi kết quả về…(1) .. trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Mọi chi tiết xin liên hệ với đồng chí (10) ……; điện thoại……………………………….
(1) ..… xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Viện./.
Nơi nhận:
– VKSNDTC;
– ……………………………;
– Lưu:……………………..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự:
(1): Ghi tên cơ quan yêu cầu uỷ thác tư pháp (Ví dụ: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội hoặc
(2): Viết tắt Cơ quan yêu cầu ủy thác tư pháp (Ví dụ: PC45)
(3): Ghi rõ số lần yêu cầu tương trợ tư pháp (Ví dụ: V/v ủy thác tư pháp (lần 1))
(4): Mẫu này dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng các cấp lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự
(5): Ghi đầy đủ địa chỉ của cơ quan yêu cầu ủy thác tư pháp
(6): Ghi tóm tắt nội dung vụ án đang được giải quyết
(7): Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của cơ quan được ủy thác tư pháp theo quy định về địa giới hành chính của nước được ủy thác tư pháp (nếu biết). (Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao….., địa chỉ: số…, đường…, quận…, thành phố……, nước …). Chú ý: tên của các cơ quan nước ngoài cần được kiểm tra trước khi gửi yêu cầu tương trợ để đảm bảo chính xác, nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gửi và thực hiện các yêu cầu tương trợ.
(8): Tùy thuộc vào nội dung ủy thác tư pháp mà cơ quan đề nghị ủy thác ghi một hoặc nhiều nội dung tương trợ tư pháp theo quy định tại Điều 20 của
(9): Ghi đầy đủ thông tin về người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp. Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cá nhân thì ghi đầy tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc. Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cơ quan, tổ chức thì ghi tên đầy đủ, địa chỉ liên lạc hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (nếu có tên bằng tiếng nước ngoài thì ghi cả tên bằng tiếng nước ngoài)
(10): Ghi tên cán bộ thụ lý giải quyết vụ án. Lưu ý: Nếu trong trường hợp có yêu cầu khẩn cấp thì nêu rõ lý do phải yêu cầu khẩn cấp.
4. Quy định của pháp luật về ủy thác tư pháp về hình sự:
Như đã nêu ở trên, việc uỷ thác tư pháp về hình sự về bản chất là việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu uỷ thác về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối hoặc hoãn thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, đó là những trường hợp:
– Trường hợp 1: Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp 2: Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam.
– Trường hợp 3: Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia.
– Trường hợp 4: Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
– Trường hợp 5: Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Tuy nhiên, uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật.
– Uỷ thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài được tiến hành theo những bước sau:
+ Bước 1: Gửi hồ sơ: Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp, theo đó, hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự phải có văn bản: (1) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, (2) Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự quy định.
+ Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
– Thời hạn giải quyết: trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
+ Bước 3: Trả kết quả: Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.
– Cơ sở pháp lý: