Bản yêu cầu kiểm tra, xác minh chất lượng sẽ góp phần cho kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp, Vậy để biết cụ thể Mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm (04/HS) và hướng dẫn chi tiết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm là gì?
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật tại Điều 4
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy theo quy định trên có 5 nguồn tin. Các khái niệm về: Tự thú, tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định rất rõ tại Điều 4, Điều 144
Mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm (04/HS) là mẫu do cơ quan có thẩm quyền đề ra với thông tin và nội dung về xác minh nguồn tin tố giác với mục đích của việc đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh là để kiểm tra tính xác thực của tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu kiểm tra, xác minh của Kiểm sát viên theo quy định tại khoản 1 Điều 162
2. Mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……
_________
Số:…../YC-VKS…-…[3]
……., ngày…… tháng…….năm 20…
YÊU CẦU
KIỂM TRA, XÁC MINH NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM[4]
VIỆN KIỂM SÁT…….
Căn cứ các điều 41, 42, 145 và 159 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy cần kiểm tra, xác minh làm rõ nguồn tin về tội phạm, Viện kiểm sát ….
YÊU CẦU:
1. ….[5]…….…. làm rõ một số vấn đề sau:
(1) …..…
(2) ……
(3) ……
2. ….5…..
Nơi nhận:
– Cơ quan được yêu cầu kiểm tra, xác minh;
– ……;
– Lưu: HSVV, HSKS, VP.
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi rõ tố giác hoặc tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố hoặc nguồn tin khác
[5] Ghi tên cơ quan được yêu cầu kiểm tra, xác minh
4. Quy định về yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về xác minh nguồn tin tố giác về tội phạm, cụ thể tại
Tại Điều 159. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.
3. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.
5. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
6. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Như vậy dựa vào quy định của pháp luật như chúng tôi đã nêu như trên thì tại điều 160 bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã nêu trên thì không loại trừ việc giải quyết nguồn tin là thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện. Nhưng chỉ khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì hoạt động kiểm sát mới phát sinh (theo quy định tại các điểm từ a đến đ của khoản 3 Điều 160 bộ luật tố tụng hình sự 2015). Do vậy việc áp dụng pháp luật giải quyết nguồn tin là thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện trong thực tiễn hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, chưa có hướng dẫn cụ thể của các ngành Trung ương về trình tự giải quyết nguồn tin là thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
Ngoài ra về các hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo quy định tại khoản 3 Điều 147 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:
“Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.”
Như vậy dựa theo quy định trên có thể thấy được quá trình giải quyết một số tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần thiết phải tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra để có căn cứ ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự (Ví dụ: một số tin báo về tai nạn giao thông, cần phải thực nghiệm điều tra, dựng lại hiện trường mới có thể xác định được hành vi vi phạm (có lỗi hay không) của các bên liên quan đến tai nạn, trên cơ sở đó xem xét xử lý khởi tố hay không khởi tố) hoặc các tố giác về lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng cần nhận dạng người (qua ảnh)…. để xác định người bị tố giác, người liên quan có đúng là người đã thực hiện hành vi vi phạm hay không để có căn cứ xem xét xử lý .v.v.
Hơn nữa, pháp luật quy định việc xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo đó tại khoản 3 Điều 147 bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì ngoài các hoạt động nêu trên, Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố có được thực hiện các hoạt động như thực nghiệm điều tra, nhận dạng,… hay không, về nội dung trên chưa được quy định cụ thể. Tại thông tư liên tịch 01/2017 đã có hiệu lực từ ngày 01/3/2018 thay thế Thông tư liên tịch 01/2013, cũng không có hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Do đó quá trình xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật tố tụng hình sự 2015