Tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu nó thỏa mãn tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp. Yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan được sử dụng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức cung cấp các loại tài liệu liên quan.
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan là gì?
Mẫu số 128/HS: Yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan là mẫu bản yêu cầu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra yêu cầu về việc cung cấp tài liệu liên quan. Mẫu yêu cầu nêu rõ nội dung yêu cầu cung cấp, căn cứ pháp lý đưa ra yêu cầu, nội dung yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan, thông tin Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tin cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án,… Mẫu được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan:
Mẫu số 128/HS theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……………………
Số:…../YC-VKS…-…[3]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
……, ngày……… tháng……… năm 20…
YÊU CẦU
CUNG CẤP TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI, QUYẾT ĐỊNH TỐ TỤNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU TRA
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……………..
Căn cứ các điều 41, 166 và 167 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…… của[4]…… về tội…… quy định tại Điều…… Bộ luật Hình sự;
Xét thấy:[5]……..,
YÊU CẦU:
Cơ quan[6] ………. cung cấp những tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng vi phạm pháp luật trong điều tra vụ án nêu trên, cụ thể như sau:
1. ……
2. ……
3……
Nơi nhận:
– Cơ quan có trách nhiệm phải cung cấp tài liệu;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[7]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
[5] Nêu rõ lý do yêu cầu cung cấp tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 166 BLTTHS
[6] Ghi tên cơ quan có trách nhiệm phải cung cấp tài liệu
[7] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Một số quy định về chứng cứ:
Chứng cứ trong tố tụng hình sự được định nghĩa tại·Điều 86
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Ngoài ra, theo Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau đây:
– Thứ nhất: Vật chứng:
Theo quy định của pháp luật, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
– Thứ hai: Lời khai, lời trình bày:
Căn cứ các Điều 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định lời khai, lời trình bày được coi là vật chứng bao gồm:
+ Lời khai của người làm chứng.
+ Lời khai của bị hại.
+ Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
+ Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
+ Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ.
+ Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm.
+ Lời khai của người chứng kiến.
+ Lời khai của bị can, bị cáo.
Cần lưu ý rằng không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do lời khai của người làm chứng; lời khai của bị hại; lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu lời nhận tội đó phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Đồng thời, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
– Thứ ba: Dữ liệu điện tử:
Theo Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Trong đó, dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
– Thứ tư: Kết luận giám định, định giá tài sản:
+ Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định quy định cụ thể theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
+ Kết luận định giá tài sản là văn bản do hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. Đồng thời, hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó quy định cụ thể tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Thứ năm: Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
– Thứ sáu: Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác:
Tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.
– Thứ bảy: Các tài liệu, đồ vật khác cũng được xem là một nguồn của chứng cứ:
Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.
Trong trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về vật chứng như trên thì được coi là vật chứng.
Ngoài ra, những gì có thật nhưng không phải từ các nguồn trên, không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sư 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
5. Quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ:
Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Nếu không có thu thập chứng cứ thì cũng không có kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thu thập chứng cứ.
Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Về thủ tục thu thập chứng cứ trong những trường hợp này phải tuân thủ những quy định như sau:
– Thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho đối tượng bị áp dụng: Thủ tục này được áp dụng trong các biện pháp hỏi cung; lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại; khi tiến hành đối chất, nhận dạng, khám người, khám nơi làm việc, khám chỗ ở, địa điểm.
– Quy định về việc phải có người chứng kiến trong các trường hợp cụ thể:
+ Đối với biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thể bị can, bị hại, nhân chứng khám nghiệm hiện trường, khám nghiện tử thi, thực nghiệm điều tra, nhận dạng thì người chứng kiến là bất kỳ ai và chỉ cần một người (riêng biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thể, thì phải là người cùng giới).
+ Biện pháp khám chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm đòi hỏi phải có người láng giềng, đại diện chính quyền địa phương (nơi làm việc thì đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc) chứng kiến. Trường hợp vắng chủ nhà thì phải có hai người chứng kiến.
+ Biện pháp thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm tại bưu điện thì phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan bưu điện…
Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.