Trong vụ án hình sự đồ vật hay vật chứng liên quan tới vụ án được xem xét cụ thể và toàn diện và xử lý phù hợp theo quy định. Vậy có được yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án không? Mẫu yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về vật chúng và đồ vật trong vụ án hình sự là vật được dùng làm công cụ hay có thể là làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vất khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong giải quyết vụ án. Vật chứng trong vụ án hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng mà thông qua đó có quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án đúng đắn. Vật chứng bao gồm những vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, những vật này có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và những tình tiết trong vụ án.
Dựa trên các quy định của pháp luật có thể thấy vật chứng trong vụ án hình sự là vật mang dấu vết của tội phạm, vật dùng để chứng minh hành vi phạm tội và các tình tiết khác trong vụ án. Trong một vụ án hình sự , Cơ quan Điều tra thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng trong vụ án.
Như vậy từ các quy định mà pháp luật đưa ra thì về nguyên tắc, vật chứng trong vụ án hình sự phải được xem xét và xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự , cơ quan điều tra thường thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nhưng không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng theo quy định của pháp luật. Theo đó có thể thấy rằng với một vụ án cụ thể, có thể chia tài liệu, đồ vật thành 02 nhóm là vật chứng và vật không phải vật chứng theo quy định. Bên cạnh đó trường hợp căn cứ vào chủ thể sở hữu, chiếm hữu, thì có thể chia thành 02 nhóm là vật thuộc sở hữu của bị cáo và vật thuộc sở hữu, quản lý hợp pháp của người khác.
Mẫu yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án là mẫu với các nội dung và thông tin về việc chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật với mục đích để làm chứng cứ trong vụ án mà thông qua đó có quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án đúng đắn.
2. Mẫu yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1)
——-
Số: …/YCDĐ-(2)
…, ngày … tháng … năm …(3)
YÊU CẦU CHUYỂN GIAO ĐỒ VẬT, VẬT CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN
Đối với đối tượng …(4)…,
Phạm tội …(5)…
Kính gửi: …(6)…
…(1)… nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi lời chào trân trọng đến …(6)… và căn cứ quy định tại …(7)… và tại Điều 46 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề nghị …(6)… chuyển giao đồ vật, vật chứng phục vụ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng …(5)… bị dẫn độ từ …(8)… về nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1. Các đồ vật, vật chứng cần chuyển giao: (9)
2. Thời hạn chuyển giao: (10)
3. Phương thức bảo quản đồ vật, vật chứng (11)
…(1)… nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất mong nhận được sự hợp tác của …(6)…
Nơi nhận: (12)
….(1)…….
….(13)….
3. Hướng dẫn làm yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án:
(1): Tên cơ quan yêu cầu dẫn độ
(2): Tên viết tắt của cơ quan yêu cầu dẫn độ (lưu ý không ghi số hiệu của đơn vị trong Công an nhân dân)
(3): Địa điểm và thời gian lập yêu cầu
(4): Họ và tên đầy đủ của đối tượng bị yêu cầu dẫn độ/chuyển giao
(5): Các tội phạm làm căn cứ yêu cầu
(6): Tên cơ quan được yêu cầu của phía nước ngoài (ví dụ: Bộ Tư pháp Cộng hòa Séc, Tổng viện kiểm sát Liên bang Nga…)
(7): Nêu quy định về yêu cầu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định về dẫn độ giữa hai nước. Trường hợp không có quy định thì bỏ nội dung này.
(8): Quốc gia mà từ đó đối tượng bị dẫn độ về Việt Nam
(9): Mô tả chi tiết các đồ vật, vật chứng yêu cầu chuyển giao và lý do yêu cầu chuyển giao. Đối với đồ vật, vật chứng không thể vận chuyển (bất động sản, vật nguy hại…) thì cần nêu rõ hình thức, yêu cầu chuyển giao phù hợp (như quay phim, chụp ảnh, văn bản mô tả…).
(10): Thời hạn chuyển giao theo quy định trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định về dẫn độ giữa hai nước (nếu có) hoặc theo yêu cầu cần thiết để xử lý vụ việc
(11): Nêu rõ các biện pháp sẽ áp dụng để bảo quản đồ vật, vật chứng được chuyển giao; cam kết hoàn trả, tiêu hủy hoặc các hình thức xử lý khác sau khi hết thời hạn chuyển giao
(12): Nơi nhận văn bản; trường hợp không cần thiết thì bỏ nội dung này; trường hợp cần ghi thì lưu ý không viết số hiệu của đơn vị trong Công an nhân dân
(13): Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền lập yêu cầu và con dấu của cơ quan yêu cầu
4. Xử lý đồ vật, vật chứng liên quan tới vụ án hình sự:
Tại Điều 106. Xử lý vật chứng Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo như trên có thể thấy vật chứng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự trên thực tế các vụ án cụ thể chúng ta cũng có thể thấy điều đó. Các quy định về vật chứng được quy định cụ thể tại
Ngoài ra căn cứ dựa trên các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về vật chứng cũng đang thể hiện nhiều bất cập và vướng mắc tại quy định này, vấn đề bất cập dẫn đến việc áp dụng quy định của pháp luật tùy tiện, không thống nhất. Theo đó tại bài viết này chúng tôi đưa ra những lưu ý trong kiểm sát về việc xử lý vật chứng trong các vụ án hình sự, những bất cập, trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vật chứng là cần thiết để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chế định này, góp phần tránh bỏ lọt tội phạm và quan trọng nhất đó là tránh việc gây oan sai cho người vô tội. Theo đó nếu chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cần tuân thủ theo các quy định xử lý vật chứng như trên.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015