Khi tiến hành xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập thành văn bản. Vậy mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường là mẫu văn bản được tạo lập khi tiến hành xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc chủ dự án tổ chức và xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường nêu rõ thông tin về chủ dự án, đại diện có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn, nội dung của văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo đó, theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về tham vấn đánh giá tác động môi trường như sau:
+ Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
+ Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
– Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:
+ Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;
+ Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
– Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
+ Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
+ Tác động môi trường của dự án đầu tư;
+ Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
+ Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
+ Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
– Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:
+ Tổ chức họp lấy ý kiến;
+ Lấy ý kiến bằng văn bản.
– Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.
2. Mẫu văn bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện và đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP:
Mẫu 01
Mẫu văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
(Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
(1) ____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________________ |
Số: … V/v lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án | Địa danh, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: ……..(3)……….
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, (1) đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (2).
(1) gửi đến (3) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của (3) về các nội dung: vị trí thực hiện dự án đầu tư; tác động môi trường của dự án đầu tư; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
Ý kiến tham vấn của (3) về các nội dung nêu trên xin gửi về (1) trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn để (1) hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: – Như trên; – …; – Lưu: … | ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên dự án; (3) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham
vấn.
3. Quy định của pháp luật về tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.Xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án tổ chức thực hiện. Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Theo đó, việc xin ý kiến tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) gửi văn bản lấy ý kiến tham vấn và báo cáo đánh giá tác động môi trường tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
UBND cấp xã xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ tham vấn theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì
Bước 3. Xử lý hồ sơ và trả kết quả
UBND cấp xã có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của UBND cấp xã (nếu có) hoặc nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ 01 bản chính văn bản lấy ý kiến tham vấn (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn kiểm tra về tính đầy đủ của hồ sơ: Không quy định.
+ Thời hạn xử lý, trả kết quả: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tham vấn theo quy định. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải tham vấn.
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phản hồi (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP); trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
– Phí, lệ phí: Không quy định.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu 01: Văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện+ đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
+ Mẫu 02: Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
– Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.