Bên cạnh các quy định về tài sản chung, nguyên tắc phân chia tài sản thì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về khối tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.... giữa vợ và chồng có quyền phân chia tài sản chung và cũng có quyền khôi phục chế độ tài sản chung nếu như họ mong muốn.
Mục lục bài viết
1. Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tài sản chung của vợ chồng được quy định khá cụ thể ở
Tron thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng phải phát sinh dựa trên thỏa thuận về việc chia tài sản chung trước. Vì vậy, có thể hiểu văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng là văn bản do vợ chồng thỏa thuận và được công chứng theo yêu cầu hoặc theo quy định nhằm xác lập lại tài sản chung mà trước đó đã có sự phân chia tài sản này giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa trong việc xác lập việc quay trở lại thành sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng là căn cứ để phân chia tài sản khi ly hôn hoặc nghĩa vụ đối với người thứ ba phát sinh từ tài sản.
Cũng giống như văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chức nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý, tránh những tranh chấp phát sinh không đáng có.
2. Mẫu văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VĂN BẢN THỎA THUẬN
KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG
Tại Phòng Công chứng số …….. (Trường hợp việc công chứng đựơc thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng), chúng tôi gồm:
Ông: ……..
Sinh ngày: ………..
Chứng minh nhân dân số: ……….cấp ngày ……… tại ………
Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)
…..
Bà: ….
Sinh ngày: ………
Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày …….. tại ……
Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)
Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số …. ngày …….. do Uỷ ban nhân dân … cấp.
Ngày ……., chúng tôi có lập Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng số …… ngày……..do ……. chứng nhận.
Nay, vì lý do:(ghi rõ lý do khôi phục chế độ tài sản chung vợ chồng)
Chúng tôi thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng như sau:
ĐIỀU 1
TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU RIÊNG CỦA MỖI BÊN
Liệt kê những tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người vợ, người chồng sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản: bất động sản, động sản, quyền tài sản; mô tả đặc điểm của từng tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu).
ĐIỀU 2
TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Liệt kê những tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng như: bất động sản, động sản, quyền tài sản; mô tả đặc điểm của từng tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về đăng ký quyền sở hữu tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) sau khi khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.
ĐIỀU 3
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;
2. Tài sản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong thỏa thuận này là đúng sự thật;
3. Việc thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc khôi phục chế độ tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;
4. Những thông tin về nhân thân trong thỏa thuận này là đúng sự thật;
5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;
6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;
7. Các cam đoan khác …
ĐIỀU 4
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;
2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng tính từ ngày …… Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, được ….chứng nhận và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu).
3. Chúng tôi đã tự đọc văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phúc chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của công chứng viên;
– Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe Công chứng viên đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Người chồng
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Người vợ
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.……)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Phòng Công chứng số .…. thành phố Hồ Chí Minh.
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi ……., Công chứng viên Phòng Công chứng số … thành phố Hồ Chí Minh
Chứng nhận:
– Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này này được lập giữa ông …… và bà ……; Ông ….. , bà… đã tự nguyện thỏa thuận khôi phục thỏa thuận tài sản chung, cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thỏa thuận;
– Tại thời điểm công chứng, ông .., bà ……… đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Ông …….…, bà …… đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Ông ………, bà ………đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
– Ông ………, bà ……… đã đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
– Ông ………, bà ………đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
– Ông ……, bà ……đã nghe Công chứng viên đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
– Ông ………, bà ………đã nghe Công chứng viên đọc lại Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản trước sự có mặt của tôi;
– Ông ………, bà ………đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;
– Ông ……, bà ……… đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;
– Ông …, bà ………đã nghe người làm chứng đọc Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;
– Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng này được lập thành ……. bản chính (mỗi bản chính gồm …….. tờ, …….trang), cấp cho:
+ …… bản chính
+ ……bản chính
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
– Số công chứng ……. , quyển số ………TP/CC- ……
Công chứng viên
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng:
Trong mẫu văn bản trên, chúng tôi đã có sự hướng dẫn khá chi tiết ở mỗi mục về điều khoản, người lập văn bản thỏa thuận chỉ cần chú ý ghi thông tin cá nhân của vợ và chồng; địa điểm, thời gian công chứng, ký (điểm chỉ) và ghi rõ họ tên ở cuối văn bản thỏa thuận.
Bên cạnh đó, văn bản thỏa thuận phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa bất kỳ nội dung nào, công chứng viên phải xem xét theo đúng nghiệp vụ của mình để công chứng chính xác và đúng với quy định của pháp luật.