Khi đó, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập thành văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là mẫu văn bản lập ra khi tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nêu rõ thông tin về địa chỉ liên hệ của chủ đầu tư dự án, số điện thoại, fax, địa chỉ email, những hồ sơ gửi kèm theo, nội dung của văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là mẫu văn bản được dùng để ghi lại việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để thẩm định về việc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Mẫu văn bản thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là Mẫu số 02 tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:
Mẫu số 02. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /..…….. V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) | (Địa danh), ngày… tháng… năm….. |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) (thông tin như Phụ lục đính kèm).
Dự án (2) đã được … phê duyệt/chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư).
Hoặc Dự án (2) đã được … cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Dự án (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của ……….
Địa điểm thực hiện dự án (2): ……
Địa chỉ liên hệ của (1): …………
Điện thoại: …………; Fax: …………; E-mail: ………
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
– Dự án đầu tư của (2) (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương);
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Nơi nhận: – Như trên; – …; – Lưu: … | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
Phụ lục
(kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (1))
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
1.1. Là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
Công suất: Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
1.2. Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
– Dự án quan trọng quốc gia □ Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □
– Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước (theo liệt kê tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
– Thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo:
Thủ tướng Chính phủ □ Bộ TN&MT □ UBND cấp tỉnh/thành phố □
– Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước:
UBND cấp tỉnh/thành phố □ Bộ TN&MT □
2. Thông tin khác:
– Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị: Có □ Không □
– Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Có □ Không □
– Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: khu bảo tồn thiên nhiên □; rừng đặc dụng □; rừng phòng hộ □; rừng tự nhiên □; khu bảo tồn biển □; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản □; vùng đất ngập nước quan trọng □; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận □
– Có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng: Có □ Không □
– Có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Có □ Không □
– Có yêu cầu di dân, tái định cư: Có □ Không □
3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Căn cứ theo Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Thứ nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư như sau:
– Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thứ hai, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
4. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường quy định thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
– Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường;
– Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường;
– Trong thời hạn quy định nêu trên, cơ quan thẩm định có trách nhiệm
– Thời hạn thẩm định nêu trên có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
– Thông tư 02/2022/TT-BNTMT quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;