Giao dịch liên quan đến nhà đất là một trong những hình thức giao dịch phổ biến nhất tại nước ta hiện nay. Liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là trường hợp hủy cọc.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
VĂN BẢN HUỶ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……….., tại …………., chúng tôi gồm:
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Bên A):
Ông/bà: ………… Sinh năm …………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số …………… do ………….. cấp ngày ……………
Hộ khẩu thường trú tại ……………….
Cùng chồng là ông/bà: ……….. Sinh năm …………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số ……………… do ………….. cấp ngày ……………
Hộ khẩu thường trú tại …………………
BÊN ĐẶT CỌC (Bên B):
Ông/bà:……….. Sinh năm …………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số ……… do ……….. cấp ngày ……
Hộ khẩu thường trú tại ………………
Cùng chồng là ông/bà: ………….. Sinh năm …………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………… do ……….. cấp ngày ……
Hộ khẩu thường trú tại ……………
Hai bên thống nhất thỏa thuận lập Văn bản này với các nội dung sau:
Ngày …………, hai bên đã ký Hợp đồng đặt cọc số ……….., quyển số ………….., cụ thể:
Bên A đồng ý nhận đặt cọc và Bên B đồng ý đặt cọc để đảm bảo cho việc Bên A sẽ chuyển nhượng và Bên B sẽ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất…………..tại địa chỉ: ……………theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………… số: …………….; Vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …………….do UBND ……….cấp ngày…………mang tên …………
Thông tin cụ thể được mô tả trong Giấy chứng nhận nêu trên.
1. Nay hai bên thống nhất lập văn bản này để huỷ bản Hợp đồng đặt cọc số ………… ngày ……………
2. Hai bên cam đoan:
– Việc huỷ Hợp đồng đặt cọc này hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ lợi ích của hai bên, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản nào cũng như để thực hiện bất kỳ một giao dịch nào gây ảnh hưởng tới lợi ích của người khác.
– Hai bên đã hoàn thành việc
3. Kể từ ngày ký Văn bản này, Hợp đồng đặt cọc số ……….ngày ……… không còn giá trị thực hiện.
Hai bên cam đoan không sử dụng bản chính của Hợp đồng đặt cọc nêu trên tham gia vào bất kỳ giao dịch nào kể từ thời điểm ký Hợp đồng đặt cọc số ………….. ngày ……… Nếu sai, hai bên hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hai bên cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Bên A) BÊN ĐẶT CỌC (Bên B)
(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
2. Vấn đề liên quan đến đặt cọc trong mua bán nhà đất:
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những hình thức được sử dụng phổ biến trong giao dịch nhà đất. Trong hợp hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến giá đặt cọc, hình thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
– Thực tế, khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà đất, bên cạnh việc giao kết các hợp đồng chính, các bên tham gia giao dịch thường tiến hành thực hiện hợp đồng đặt cọc.
– Hợp đồng đặt cọc là hình thức pháp lý, theo đó, các bên sẽ chuyển giao một phần nghĩa vụ liên quan đến giao dịch dân sự với nhau. Hợp đồng đặt cọc sẽ là cơ sở để bước đầu xác lập quyền và trách nhiệm của các bên với nhau. Trong nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, hợp đồng đặt cọc giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra cách thức giải quyết cụ thể, xác định tính đúng sai và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.
– Hiện nay, việc mua bán nhà đất đang diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Song song với sự phát triển của xã hội, các loại hình kinh tế, kinh doanh thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Đất đai, nhà cửa là cơ sở cốt lõi để các cá nhân thực hiện đầu tư, kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận. Chính vì vậy, giá trị của nhà đất ngày càng cao.
– Cùng với đó, mật độ dân số trẻ tại nước ta hiện nay đặt ra dấu hỏi lớn về vấn đề chỗ ở cho người dân. Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp lại. Khi có nền tảng kinh tế, người dân luôn hướng tới việc mua bán nhà đất. Chính vì lý do đó, hiện nay, vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà nhà đất đang ngày càng diễn ra phổ biến tại nước ta.
– Hoạt động mua bán nhà đất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch. Theo đó, hai bên sẽ bàn giao cho nhau những giá trị về lợi ích theo như thỏa thuận ban đầu. Cụ thể, bên bán sẽ chuyển nhượng quyền sử hữu nhà cho bên mua. Ngược lại, bên mua sẽ hoàn trả cho bên bán số tiền tương ứng.
3. Quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là loại hợp đồng được xác lâp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không chỉ thỏa thuận về giá đặt cọc, thời gian thanh toán, mà còn quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia trong giao dịch dân sự này. Tức cũng giống như mọi loại giao dịch dân sự khác, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà luôn xác lập quan hệ giao dịch giữa bên bán và bên mua. Trong bản thân nội dung của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, khi thỏa thuận giao kết các điều khoản liên quan, các bên luôn hướng tới đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về quyền và trách nhiệm của các bên. Cụ thể như sau:
+ Bên bán: Bên bán (hay còn gọi là bên chuyển nhượng) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất. Đồng thời, chủ thể này cần đảm bảo đối tượng giao dịch thuộc quyền sở hữu của mình, không xảy ra tranh chấp. Trong hợp đồng đặt cọc, các bên tham gia thường tự thỏa thuận với nhau về những trách nhiệm liên đới với nhau. Theo đó, trong thực tiễn, bên bán còn có trách nhiệm hỗ trợ bên mua hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng, mua bán.
Đồng thời, bên bán được quyền nhận đủ số tiền cọc theo thỏa
+ Bên mua: Bên mua có trách nhiệm hoàn trả cho bên bán đủ tiền cọc theo đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp chậm trả, bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm về mức lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật.
Bên mua có quyền được đảm bảo hỗ trợ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản. Ngoài ra, bên mua có thể dựa vào thực tiễn để đưa ra những điều khoản nhất định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, pháp luật sẽ căn cứ vào các điều khoản mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng để bảo vệ lợi ích cho bên bán.
4. Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân, chủ thể tham gia giao dịch dân sự này.
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hợp đồng đặt cọc được xem là căn cứ để xác lập, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
– Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động hành chính của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nó giúp các hoạt động chuyển nhượng, mua bán diễn ra một cách trung thực, linh hoạt, khách quan, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, có thể khẳng định, hợp đồng đặt cọc có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền lợi của mỗi cá nhân. Trong một số trường hợp nhất định, vì những lý do, sự kiện bất ngờ, mà theo đó, các bên không thể duy trì giao dịch dân sự, các bên có thể tiến hành hủy cọc. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc là căn cứ pháp lý, xác lập nên quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi thực hiện hủy cọc, các bên cũng phải tiến hành làm văn bản hủy cọc với nhau. Điều này tạo nên sự thống nhất, hài hòa trong quy trình thực hiện giao dịch dân sự; quy trình quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.