Vấn đề về phòng chống cháy nổ dang được các đơn vị xây dựng, các nhà thầu và cơ quan có thẩm quyền rất chú trọng đến. Chính vì vậy mà cần thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Vậy mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
- 4 4. Một số quy định về kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
1. Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là mẫu dùng để gửi lên các cơ quan đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình/phương tiện. Mẫu văn bản được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được cá nhân, tổ chức dùng để gửi lên các cơ quan đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình/phương tiện. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình/phương tiện.
2. Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có nội dung như sau:
… (1) …
____
Số: …..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
…, ngày…tháng…năm…..
ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ……(2)…..
.. (1)……… đề nghị………… (2)……… kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình/phương tiện với các nội dung sau:
I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN
1. Tên công trình/phương tiện: …
2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện: … ; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại):
3. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ….
4. Đơn vị tư vấn thiết kế: …
5. Đơn vị tư vấn giám sát: …
6. Đơn vị thi công: …
7. Quy mô công trình (chiều cao, số tầng, công năng,…); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,…):
8. Các thông tin khác (nếu có): …
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM (3)
1. …
2. …
3…
Công trình/phương tiện đã được chủ đầu tư và đơn vị thi công nghiệm thu theo quy định ….(1)…… đề nghị …..(2)……. kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình/phương tiện với các nội dung nêu trên./.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;
(3) Thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số /2020/NĐ-CP.
4. Một số quy định về kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
4.1. Quy định nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
4.2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
– Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
– Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
4.3. Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:
– Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
– Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt trước đó;
– Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC11) cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các hình thức sau:
– Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
– Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian nộp hồ sơ tối thiểu trước 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc tối thiểu trước 07 ngày làm việc đối với các công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy so với ngày chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị tổ chức kiểm tra nghiệm thu.
4.4. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Sáu là,
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc đề nghị hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy đến địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
– Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu (Mẫu số PC 10). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 12) và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Phòng cháy và chữa cháy
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.