Mọi giấy tờ pháp lý để chứng minh tính hoạt động hợp pháp đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dựa trên đề nghị của cá nhân, tổ chức, điều này cũng không ngoại lệ với Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng cũng như Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. Một trong những tài liệu đó là "văn bản đề nghị" và để minh chứng cho điều đó.
Mục lục bài viết
1. Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là gì?
Các nhà nghiên cứu khoa học về giống cây trồng hay các nhà làm luật trong quá trình xây dựng luật trồng trọt luôn muốn tìm một cách giải nghĩa rõ nhất về “giống cây trồng”, một điều chắc chắn có thể nói là ở mỗi góc độ xem xét khác nhau thường sẽ mang lại những cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, để đảm bảo cho quá trình tìm hiểu và phân tích các vấn đề pháp luật liện quan thì vẫn nên hiểu rằng: “”Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.” (Theo Khoản 2, Điều 5 Luật Trồng trọt).
Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chọn và lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất mới, tuyển lựa giống cây trồng, thúc đẩy tăng sản lượng và làm đổi thay bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo, chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững. Đồng thời cũng phải có cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp cách chuyên môn, hiện đại, từ đó đổi thay bộ mặt nông nghiệp Việt nam, hầu đuổi kịp và vượt xa các nước đang có nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng trên thế giới.
Giống giữ vai trò khá quyết định trong việc áp dùng cơ giới hóa vào những khâu chăm sóc và thu hoạch các loại cây trồng, vì muốn làm được điều đó, cần phải có giống cứng cây, không đổ ngã và có độ đồng đều cao về các mặt. Mỗi giống cây trồng thường có những nhược điểm nào đó hạn chế khả năng gieo trồng của chúng trong các vùng sinh thái nhất định. Việc chọn giống theo những hướng đặc biệt tạo ra khả năng mở rộng phạm vi gieo trồng của loài ra những vùng sinh thái mới. Những giống cao lượng ngăn ngày có khả năng chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, chúng đ ã mở ra triển vọng to lớn tăng thêm một vụ cao lượng ở những vùng lúa nổi và một số vùng phèn mặn thường bị bỏ hóa trong mùa khô.
Trong các bài viết của Luật Dương Gia đều giải thích thống nhất về quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng như sau: “Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp cho cơ quan, địa phương đề nghị khi đáp ứng các điều kiện sau: là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị; có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng và có mẫu lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.”
Quyết định đặc cách giống cây trồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là văn bản do giá trị loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nếu không có Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng, đây cũng là văn bản loại trừ nghĩa vụ khảo nghiệm do tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện (sau đây gọi là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng).
Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là văn bản do cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) yêu cầu cơ này cấp Quyết định về việc công nhận lưu hành đặc cách đối với giống cây trồng cụ thể được nêu trong văn bản.
Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vòng của chủ thể đề nghị tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là căn cứ đầu tiên để cơ quan này nắm bắt được tình hình sơ bộ, thông tin về giống cây trồng đề nghị, xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng về việc có cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hay không. Đây cũng là cơ sở để đánh giá tính tuân thủ pháp luật của cơ quan đề nghị, là căn cứ để cơ quan nhà nước quản lý, biết được tình hình sử dụng, lưu hành đối với các giống đặc sản, mang lại nhiều giá trị cho trồng trọt nước nhà.
Có một điều mà người đọc phải nắm bắt được rằng: Không phải tất cả các giống đều được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, mà chỉ những giống đáp ứng được những điều kiện sau:
– Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị. Điều kiện này được hiểu là giống cây trồng mang lại thành phẩm tốt, giá trị cao mà chỉ trồng ở vùng bản địa đó thì mới mang lại được kết quả đó.
– Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng. Bản mô tả phải thể hiện được các nội dung: Thông tin về giống cây trồng (đặc biệt là tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về và tên khoa học); Đặc điểm thực vật học chủ yếu: Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); Giá trị sử dụng (Làm lương thực, thực phẩm; làm dược liệu; làm thức ăn chăn nuôi; làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; cải tạo môi trường hoặc giá trị khác); kỹ thuật gieo trồng; Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có); Hiện trạng sử dụng (Diện tích sản xuất trong 03 năm gần nhất; quy mô, đặc điểm sản xuất; Một số đặc điểm nổi trội của giống (năng suất, chất lượng, tính chống chịu….).
– Có mẫu lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.
Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, cụ thể: Cơ quan nộp hồ sơ theo quy định đến Cục trồng trọt (Địa chỉ: Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Mẫu văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1)…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên cơ quan đề nghị: (2)
– Địa chỉ: ………
– Điện thoại: …….. Fax: ………. E-mail: …………
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành đặc cách: ……(3)……
3. Nguồn gốc của giống: ……
4. Tổ chức, cá nhân lưu mẫu giống cây trồng: ………
5. Vị trí hành chính và địa lý (thôn, xã, huyện, tỉnh, tọa độ địa lý) lưu giữ mẫu giống cây trồng (trường hợp tổ chức, cá nhân tự lưu mẫu): ………
6. Văn bản gửi kèm (nếu có): …(4)……
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin và văn bản gửi kèm trong hồ sơ./.
CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
(1) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm làm văn bản đề nghị.
(2) Ghi tên cơ quan đề nghị (phải là cơ quan, tổ chức, đơn vị, không phải là cá nhân).
– Địa chỉ trụ sở: ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố (thị trấn).
– Số điện thoại, email thường xuyên liên lạc
(3) Ghi tên giống cây trồng, ví dụ: Giống lúa thơm ST25
(4) Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng; Biên bản nộp mẫu lưu.
Cơ sở pháp lý:
Luật Trồng trọt năm 2018
Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.