Trong quá trình điều tra vụ án, nhiều trường hợp các đương sự trong vụ án có vấn đề về thần kinh hoặc không có vấn đề nhưng cố tình khiến cơ quan chức năng hiểu lầm rằng bản thân mình có các vấn đề về thần kinh để được miễn giảm tội, chính vì vậy, việc giám định pháp y tâm thần đã được pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần là gì?
Hiện nay, ta có thể hiểu hoạt động giám định tư pháp là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tự mình hoặc thông qua các chuyên gia có chuyên môn cao sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm mục đích để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều biểu mẫu quy định cụ thể về hoạt động giám định tư pháp. Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần là một trong số đó và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần là mẫu tờ theo dõi được lập ra nhằm mục đích để ghi chép về việc theo dõi giám định pháp y tâm thần. Mẫu nêu rõ thông tin buồng, phòng theo dõi, ngày theo dõi, diễn biến, các thông tin cơ bản của người được theo dõi như họ tên, năm sinh, giới tính, thông tin đơn vị tổ chức giám định pháp y tâm thần, nội dung quá trình theo dõi giám định pháp y tâm thần,…
2. Mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần:
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN (1)
KHOA GIÁM ĐỊNH…
TỜ THEO DÕI Số:….
Số lưu trữ:……….
Mã YT:……./…….
Họ tên ĐTTDGĐ:……………………………….. Năm sinh: ……………..Nam/ Nữ
Buồng:…………………………………………… Giường:………………………….
NGÀY GIỜ | DIỄN BIẾN | Y LỆNH |
Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ theo dõi giám định pháp y tâm thần:
(1). Ghi rõ tên đơn vị.
3. Một số quy định về giám định pháp y tâm thần:
3.1. Khái quát về giám định pháp y tâm thần:
Hiện nay, công tác giám định pháp ý tâm thần hiện nay có mối liên quan mật thiết giữa các ngành Y tế, Công an, Viện kiểm sát và Toà án.
Giám định pháp ý tâm thần còn nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho bệnh nhân tâm thần cũng như trách nhiệm của xã hội về những thiệt thòi của các bệnh nhân này.
Pháp ý tâm thần còn có nhiệm vụ quan trọng khác đó là giám định trạng thái tâm thần của các chủ thể là người làm chứng và người bị thiệt hại mà cơ quan có thẩm quyền nghi ngờ là có rối loạn tâm thần trong các vụ án hình sự cũng như các vụ kiện dân sự, giám định khả năng hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm của những người có liên quan trong các vụ kiện dân sự, hình sự mà nghi ngờ có rối loạn tâm thần.
3.2. Năng lực chịu trách nhiệm:
Trong giám định pháp y tâm thần một vấn đề vô cùng quan trọng đó là vấn đề xác định năng lực trách nhiệm hình sự của các chủ thể.
Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện hành quy định những người bình thường trên 14 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm pháp của mình.
Người bị tâm thần được thừa nhận người đã mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi nào người đó có trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính hoặc mãn tính mà bản thân họ không nhận thức được cũng như không thể tự điều khiển được hành vi của mình. Việc rối loạn hoạt động tâm thần đến mức người bệnh không hiểu được hậu quả về hành động của mình và cũng không nhận thức được tính chất nguy hại đối với xã hội cũng như tính chất phi pháp của những hành động do họ gây nên đối với các chủ thể khác trong thực tiễn.
Giám định viên pháp y tâm thần cần căn cứ tài liệu thực tế về y học để thực hiện nghiên cứu đối với trạng thái tâm thần của bị can trong lúc phạm tội để giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải quyết vụ án. Giám định viên căn cứ vào tình hình bệnh tật và tính chất nguy hiểm của những hành vi do bệnh nhân gây nên mà nêu ý kiến của mình về các phương pháp chữa bệnh bắt buộc hay không bắt buộc đối với những đối tượng được đáp ứng đủ các điều kiện để miễn năng lực trách nhiệm hình sự đối với những người bị bệnh tâm thần sau khi phạm pháp.
Việc giám định pháp y tâm thần để xác định một người có bị mắc tâm thần hay không cần phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các trường hợp liên quan tới các vụ án hình sự. Hồ sơ phải được gửi tới bệnh viện trước để nghiên cứu, xem xét, quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phân công người thực hiện giám định. Hội đồng chuyên môn của bệnh viện sẽ phải nghiên cứu hồ sơ của đối tượng, tiếp đến đối tượng sẽ được theo dõi tại buồng bệnh, trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera. Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp, người yêu cầu giám định tư pháp:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp:
Theo Điều 21 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định nội dung như sau:
Người trưng cầu giám định có các quyền cơ bản sau đây:
– Người trưng cầu giám định có quyền trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 thực hiện giám định.
– Người trưng cầu giám định có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu.
– Người trưng cầu giám định có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
Người trưng cầu giám định có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định.
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ đưa ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản.
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp.
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;
– Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.
4.2. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:
Theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định nội dung như sau:
Người yêu cầu giám định tư pháp có các quyền cơ bản sau đây:
– Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải
– Người yêu cầu giám định còn có các quyền sau:
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu.
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
+ Đề nghị
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.
Người yêu cầu giám định tư pháp có các nghĩa vụ cơ bản như sau:
– Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp.
– Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ phải nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Cần lưu ý rằng, người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Việc pháp luật nước ta đưa ra các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp, người yêu cầu giám định tư pháp đã góp phần đảm bảo hoạt động tư pháp được diễn ra một cách chính xác, góp phần quan trọng để đảm bảo các quyền cũng như lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động giám định tư pháp trong thực tiễn.