Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 23/08/2023. Nghị định này đã quy định rõ ràng về hồ sơ, trình tự, thủ tục cũng như điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Trong đó, Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là biểu mẫu mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất:
Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất được ban hành theo Mẫu 02, Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Mẫu số 02
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi[1]: ………………………………
Người nộp đơn dưới đây yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp[2] | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn)
| |
1 NGƯỜI NỘP ĐƠN (Cá nhân nộp đơn yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân: Điện thoại: Email: | ||
2 LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh | ||
3 PHÍ, LỆ PHÍ | ||
Loại phí, lệ phí | Số tiền | |
Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | ||
Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | ||
Lệ phí đăng bạ quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | ||
Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp | ||
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: | ||
Số chứng từ (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp): | ||
4 CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN Tờ khai theo mẫu Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp và bản sao Thẻ luật sư đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 2ª Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ Bản chính để đối chiếu 02 ảnh 3 x 4 (cm) Bản sao Chứng minh nhân dân (trường hợp không có thông tin về số Căn cước công dân tại mục 1 Tờ khai này). Bản chính để đối chiếu Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp) | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) | |
|
| |
Cán bộ nhận đơn (Ký và ghi rõ họ tên) | ||
5 CAM KẾT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: …… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên của người nộp đơn
|
[1] Tên cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
[2] Trong Tờ khai này, Người nộp đơn đánh dấu “x” vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.
2. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ thì các cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
2) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là chứng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp cho các cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 61 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, số 07/2022/QH15 sửa đổi Khoản 2 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
Trường hợp 1:
Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp 2):
– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh;
– Thường trú tại Việt Nam;
– Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
– Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
– Không phải là người lao động, công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
Trường hợp 2: Là Công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3. Phạm vi quyền và trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 152 Luật sở hữu trí tuệ về Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
– Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được ủy quyền và được phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền.
– Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
– Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
+ Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
+ Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ theo quy định tại Điều 153 Luật sở hữu trí tuệ về trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
– Tiến hành việc
– Giữ bí mật tài liệu, thông tin được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
– Thông tin trung thực và đầy đủ các thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;
– Thực hiện kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện;
– Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp các thay đổi về tên, địa chỉ và thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.
Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.
Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ).
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.