Tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước phải có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước và thực hiện khai thông tin ở Tờ khai phí, lệ phí.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai phí, lệ phí là gì?
Tờ khai phí, lệ phí (Mẫu số 01/PHLP) là mẫu tờ khai do người nộp phí, lệ phí lập ra gửi Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Bộ Tài Chính,..) để thực hiện khai các thông tin đến việc nộp phí, lệ phí. Trong Tờ khai phí, lệ phí (Mẫu số 01/PHLP) phải nêu được các nội dung về thông tin của người nộp thuế, các loại phí, lệ phí phải nộp, …
Căn cứ vào quy định của Luật Phí và Lệ phí 2015 thì:
– Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.
– Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí 2015.
– Người nộp phí, lệ phí là tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật Phí và Lệ phí 2015.
Tờ khai phí, lệ phí (Mẫu số 01/PHLP) là văn bản chứa đựng những thông tin của người nộp thuế, các loại phí, lệ phí phải nộp,…Ngoài ra, tờ khai phí, lệ phí còn là giấy tờ chứng minh cá nhân, tổ chức đã thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu tờ khai phí, lệ phí:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
TỜ KHAI PHÍ, LỆ PHÍ
(Dành cho tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước)
[01] Kỳ tính thuế: Tháng…. năm ………..
[02] Lần đầu:
[03] Bổ sung lần thứ :
[04] Người nộp thuế :…
[05] Mã số thuế: …
[06] Địa chỉ: …
[07] Quận/huyện: …… [08] Tỉnh/Thành phố: …….
[09] Điện thoại: ….. [10] Fax: …… [11] Email: ….
[12] Đại lý thuế (nếu có) :…..
[13] Mã số thuế: ……
[14] Địa chỉ: …
[15] Quận/huyện: …. [16] Tỉnh/Thành phố: ………..
[17] Điện thoại: ………………… [18] Fax: ……. [19] Email: …
[20] Hợp đồng đại lý thuế, số:………ngày……..
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Loại phí, lệ phí
Chương
Tiểu mục
Số tiền phí, lệ phí thu được
Tỷ lệ trích sử dụng theo chế độ (%)
Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ
Số tiền phí, lệ phí phải nộp NSNN
Số tiền phí, lệ phí phải nộp vào NSNN (ghi bằng chữ):
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
Ngày……… tháng……….. năm……….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn viết tờ khai phí, lệ phí:
[01] Kỳ tính thuế: Kỳ tính thuế nào (tháng…năm…) thì ghi vào tờ khai.
[02] Lần đầu: Người nộp thuế khai lần đầu đánh dấu x vào ô chọn, trong trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót trên tờ khai cần điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì tờ khai điều chỉnh, bổ sung vẫn được coi là khai lần đầu.
[03] Bổ sung lần thứ..: Trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót trong hồ sơ thuế và bổ sung sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tương ứng mỗi lần bổ sung là số lần bổ sung hồ sơ khai thuế, người nộp thuế đánh dấu số lần bổ sung vào ô chọn. NNT phải lập tờ khai điều chỉnh kèm theo Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh 01/KHBS cho kỳ bổ sung, điều chỉnh
[04] Người nộp thuế: Người nộp thuế phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký doanh nghiệp.
[05] Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.
[06], [07], [08] Địa chỉ, Quận/huyện, tỉnh/ thành phố: Ghi theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
[09], [10], [11] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế để cơ quan thuế liên lạc khi cần thiết.
[12] Tên đại lý thuế: Ghi tên tổ chức làm dịch vụ thuế (nếu có).
[13] Mã số thuế: Ghi chính xác mã số thuế của tổ chức làm dịch vụ về thuế.
[14], [15], [16] Địa chỉ, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố: Ghi địa chỉ của tổ chức làm dịch vụ về thuế trên hợp đồng đại lý thuế.
[17], [18], [19] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của tổ chức làm thủ tục về thuế để cơ quan thuế liên lạc khi cần thiết.
[20] Hợp đồng đại lý thuế số… ngày…: Ghi chính xác số hợp đồng, ngày, tháng, năm mà người nộp thuế ký hợp đồng với tổ chức làm dịch vụ về thuế (đại lý thuế).
Cột (1): Chỉ tiêu “Số thứ tự”: Người nộp thuế ghi thứ tự từng loại khoáng sản chịu phí bảo vệ môi trường theo từng mục khoáng sản khai thác do cơ sở tự khai thác nộp phí và khoáng sản khai thác do cơ sở thu mua nộp thay người khai thác.
Cột (2): Chỉ tiêu “Loại phí, lệ phí”: Cho phép NSD chọn trong danh mục phí, lệ phí
Cột (3): Chỉ tiêu “Tiểu mục”: ưu đãi hỗ trợ tự hiện thị tương ứng theo cột [2]
Cột (4): Chỉ tiêu “Số tiền phí, lệ phí thu được ”: Cho phép nhập dạng số không âm, mặc định là 0, tối đa 15 chữ số
Cột (5): Chỉ tiêu “Tỷ lệ trích sử dụng theo chế độ (%)”: Tỷ lệ trích sử dụng theo chế độ (%)
Cột (6): Chỉ tiêu “Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ”: Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ
Cột (7): Chỉ tiêu “Số tiền phí, lệ phí phải nộp NSNN ”: Số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
4. Những quy định về kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí:
4.1. Kê khai, nộp phí, lệ phí:
Căn cứ vào Điều 11, Luật Phí và Lệ phí 2015
“1. Phí, lệ phí theo quy định tại Luật này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
2. Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
3. Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc Kho bạc nhà nước bằng các hình thức: nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Việc kê khai phí, lệ phí là khoản thu ngân sách nhà nước, không chịu thuế phải được người nộp thuế kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh và bằng hình thức nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu như phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
4.2. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
Căn cứ và Điều 12, Luật Phí và Lệ phí 2015
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
– Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau:
+ Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí;
+ Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hằng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định chi tiết về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng thuế.
4.3. Thu, nộp lệ phí:
Dựa vào quy định của Điều 13, Luật Phí và Lệ phí 2015
-Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
– Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức thu phí, lệ phí phải có những trách nhiệm như:
– Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.
– Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
– Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.
– Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.
Như vậy, tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và Lệ phí 2015 phải có trách nhiệm nhất định về việc kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí.