Nhập quốc tịch Việt Nam là việc người nước ngoài được vào quốc tịch Việt Nam. Vậy để công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì cần những điều kiện gì? Trình tự thủ tục ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai lý lịch nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
Mẫu tờ khai lý lịch nhập quốc tịch Việt Nam là mẫu tờ khai được cá nhân lập ra khai báo về thông tin lý lịch của cá nhân để xin được nhập quốc tịch vào Việt Nam. Mẫu tờ khai nêu rõ thông tin cá nhân của người khai, tóm tắt về bản thân, tóm tắt về gia đình…
Mẫu tờ khai lý lịch nhập quốc tịch Việt Nam để khai báo về thông tin của cá nhân để xin được nhập quốc tịch vào việt Nam.
2. Mẫu tờ khai lý lịch nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay:
CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
TỜ KHAI LÝ LỊCH
Họ và tên (1): ….
Giới tính: … Nam: Nữ:
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh (2): …
Nơi đăng ký khai sinh (3): …
Quốc tịch hiện nay (4): …
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5): … Số: …
Cấp ngày, tháng, năm: …, Cơ quan cấp: …
Địa chỉ cư trú hiện nay: …
Nghề nghiệp: …
Nơi làm việc: …
TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN
(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)
…
…
…
TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH
Họ và tên cha: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ cư trú: …
Họ và tên mẹ: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ cư trú: …
Họ và tên vợ /chồng: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ cư trú: …
Họ và tên con thứ nhất: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ cư trú: …
Họ và tên con thứ hai: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ cư trú: …
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.
.., ngày … tháng … năm …
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ khai lý lịch nhập quốc tịch Việt Nam:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì.
4. Một số quy định về nhập quốc tịch Việt Nam:
4.1.Thủ tục Nhập quốc tịch Việt Nam:
Trình tự thực hiện:
-Bước 1: Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
-Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
-Bước 3: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.
Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an Thành phố, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
– Bước 4: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết
+ Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
+Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
-Bước 5: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết
+Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.
+Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.
-Bước 6: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp như sau:
+ Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
+ Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).
+ Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
-Thành phần hồ sơ:
+Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;
+Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp
+ Bản khai lý lịch;
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;
+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (gồm một trong số các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).
4.2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
-Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện (Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam), nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài (trừ những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.