Ghi vào sổ hộ tịch là thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là sự công nhận cho các quan hệ kết hôn, xác nhận cha, mẹ, con hoặc việc nuôi con nuôi. Việc ghi vào sổ hộ tịch được thực hiện dựa trên tờ khai ghi vào sổ hộ tịch.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi là gì?
Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền với nội dung chính là đề nghị cơ quan này ghi vào sổ hộ tịch thông tin của người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi.
Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch. trong tờ khai ghi thông tin của bên nhận con nuôi và thông tin dầy đủ của con nuôi
2. Mẫu tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC NUÔI CON NUÔI
Kính gửi: (1)………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …….
Nơi cư trú: (2)…………..
Giấy tờ tùy thân: (3) ………………….
Đề nghị cơ quan ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: …………
Ngày, tháng, năm sinh: …………..
Giới tính:………….. Dân tộc:……………. Quốc tịch:…….
Nơi cư trú: (2)……….
Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3)……..
Là con nuôi của:
Họ, chữ đệm, tên mẹ: …………..
Ngày, tháng, năm sinh: ………… Dân tộc: …… Quốc tịch: …………
Nơi cư trú: (2) …………
Họ, chữ đệm, tên cha: …………
Ngày, tháng, năm sinh: …………. Dân tộc: ………. Quốc tịch: ………….
Nơi cư trú: (2) ………………….
Theo (4) ……..số……………… do(5)…….
cấp ngày ……….. tháng …………… năm …….
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Đề nghị cấp bản sao(6): Có , Không
Số lượng:…….bản
Làm tại: ………………………, ngày ……….. tháng ……….. năm ……..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
3. Hướng dẫn mẫu tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 00108912345 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4) Ghi rõ tên giấy tờ chứng minh việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
(5) Ghi rõ tên cơ quan nước ngoài đã giải quyết việc nuôi con nuôi.
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
4. Các vấn đề pháp lý về ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi:
4.1. Khái niệm và trách nhiệm của các cơ quan trong việc nuôi con nuôi:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Cơ sở của việc ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi xuất phát từ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 49
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
+ Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
4.2. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi:
Theo Điều 49
– Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
– Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.
– Sổ hộ tịch phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống.
– Số đăng ký trong năm phải được ghi liên tục theo thứ tự, bắt đầu từ số 01 cho đến hết năm. Trường hợp chưa hết năm mà hết sổ thì sử dụng sang quyển sổ khác và ghi tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi lại từ số 01.
Trường hợp hết năm mà chưa sử dụng hết sổ thì cơ quan đăng ký hộ tịch được sử dụng tiếp sổ cho năm tiếp theo sau khi thực hiện việc khóa sổ hết năm theo đúng quy định.
– Số ghi trên giấy tờ hộ tịch của cá nhân phải trùng với số thứ tự ghi trong Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Các cột, mục trong Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn trong Sổ hộ tịch và Thông tư này; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch.
– Việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
+ Việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh;
– Việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
+ Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi
Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu trữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 6 Điều này ngay sau khi nhận được bản án, quyết định.
Trường hợp Sổ hộ tịch được lưu trữ tại 2 cấp thì cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được bản án, quyết định, sau khi ghi vào Sổ hộ tịch, có trách nhiệm thông báo tiếp cho cơ quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch còn lại để ghi vào Sổ hộ tịch, bảo đảm cập nhật đồng bộ.
– Khi ghi vào Sổ hộ tịch, phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch, hồ sơ ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; những nội dung trong Sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ, hồ sơ hộ tịch không có thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong Sổ hộ tịch không có thì ghi vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch.
Trường hợp nội dung thông tin hộ tịch trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch chưa xác định được thì để trống, không được gạch chéo hoặc đánh dấu.