Cơ sở trợ giúp xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: nơi cư trú tạm thời, thức ăn,... Trong các trường hợp muốn thành lập cơ sở trợ giúp xã hội thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là gì?
– TGXH là một nội dung, một hợp phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia với mục tiêu giúp đỡ các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống có điều kiện sinh sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội.
– Vai trò của trợ giúp xã hội: Ở Việt Nam, thuật ngữ “trợ giúp xã hội” được các nhà quản lý và nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ An sinh xã hội, TGXH là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của Nhà nước, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng được nhận. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, TGXH được hiểu là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, có tính cấp thiết cho những người bị lâm vào cảnh khó khăn không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình.
Theo sự phân chia nội dung của hệ thống an sinh xã hội, TGXH là một trong bốn nhóm nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội, là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam; là hoạt động mang tính nhân văn, nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật. Theo đó, có thể hiểu TGXH là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội bằng việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần.
– Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu trình bày các thông tin về tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu bản tờ khai được lập ra để khai về việc đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cơ sở trợ giúp xã hội…
2. Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ (NẾU CÓ)…
TÊN CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
——-
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Tên cơ sở trợ giúp xã hội)…………
Kính gửi: ………………………………
Căn cứ Nghị định số…./2017/NĐ-CP ngày…tháng…năm… của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Quyết định số…/QĐ-… ngày …. về việc thành lập cơ sở …. hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập số ngày do cơ quan/đơn vị cấp.
(Tên cơ sở trợ giúp xã hội) ………… đề nghị (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động)……….. cấp giấy phép hoạt động với các nội dung sau:
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
1. Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax
………….
2. Loại hình cơ sở
……………..
3. Chức năng
………………
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
1. Đối tượng phục vụ
………………..
2. Quy mô hoạt động
……………………
3. Cơ sở vật chất
…………………….
4. Địa bàn hoạt động
……………………
5. Các nhiệm vụ được cấp phép hoạt động
……..
Khi (Tên cơ sở trợ giúp xã hội) ………….…. đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người dân có nhu cầu, sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội:
– Ghi đầy đủ thông tin trong tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
– Nội dung: Ghi nội dung đề nghị cấp đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
– Người đại diện theo pháp luật của cơ sở trợ giúp xã hội kí và ghi rõ họ tên
– Gửi đơn lên cơ quan đơn vị quản lý trợ giúp xã hội
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Dựa trên nghị định Số: 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội quy định như sau:
4.1. Điều kiện và Hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội:
Tại Điều 11. Thành lập, tổ chức lại và giải thể:
Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị cơ sở trợ giúp xã hội công lập; phân loại cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số
Tại Điều 12. Hồ sơ thành lập:
Hồ sơ thành lập cơ sở quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và được bổ sung gồm:
1. Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4.2. Thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập:
Tại Điều 14. Quyền thành lập và quản lý cơ sở
1. Tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ thành lập và quản lý cơ sở theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở.
3. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập) chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trước và sau đăng ký thành lập.
4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.
Tại Điều 15. Hồ sơ đăng ký thành lập
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
– Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Điều 16. Quy chế hoạt động của cơ sở
1. Quy chế hoạt động của cơ sở phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.
– Các nhiệm vụ của cơ sở;
– Vốn điều lệ;
– Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập;
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập;
– Cơ cấu tổ chức quản lý;
– Người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
– Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở;
– Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp;
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ;
– Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở.
2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
3. Quy chế hoạt động của cơ sở được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
Như vậy muốn thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập cần có đủ các điều kiện, hồ sơ và các yêu cầu như trên để tiến hành làm thành lập và quản lý cơ sở, Tuân thủ đúng theo các quy chế đã được quy định như trên
4.3. Đăng kí thành lập và Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội:
Tại Điều 17. Đăng ký thành lập
1. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải
3. Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
Tại Điều 18. Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
– Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
– Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
– Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
– Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
– Loại hình cơ sở;
– Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
– Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
– Thông tin đăng ký thuế.
Căn cứ theo những Điều đã phân tích như trên thì Đăng ký thành lập, Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập phải được thực hiện theo trình tự và đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Trên đây là Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội, hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất