Hiện nay các công ty phần mềm đôi khi có những xung đột giữa tác giả phần mềm và chủ sở hữu phần mềm, vì vậy việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là rất cần thiết để xác định quyền giữa tác giả của người tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm là công ty.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là gì?
Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả. Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là mẫu bản tờ khai được lập ra để khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính.
Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính được sử dụng để gửi tới Cục Bản quyền tác giả để khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, làm cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm trước khi có tranh chấp xảy ra, nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.
2. Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
1. Người nộp đơn tờ khai đăng ký:
Tên tổ chức nộp đơn: CÔNG TY ………
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………
Cấp ngày: Ngày …. tháng ….. năm ….. tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần….. ngày ……/……/……
Địa chỉ: ……
Điện thoại: ………. Fax: …………
Nộp đơn đăng ký quyền tác giả cho: Ông /Bà……….
2. Tác phẩm đăng ký:
Tên tác phẩm: “………”
Loại hình: …………
Thời gian công bố: …/…/20….
Nơi công bố: ………
Hình thức công bố: ……….
Nội dung chính của tác phẩm: Tác phẩm là một chương trình phần mềm máy tính dùng cho ………
(Nội dung chi tiết tác phẩm xin xem trong bản mô tả gửi kèm đơn này)
Tác phẩm có ……. (……) tác giả.
3. Tác giả:
Họ và tên tác giả: Ông/Bà ……….. Giới tính: ………..
Bút danh: ………..
Sinh ngày: ………
Số CMND: ……… do Công An …….. cấp ngày …/…/……
Quốc tịch: …………
Địa chỉ thường trú: ……….
4. Chủ sở hữu quyền tác giả:
Tên tổ chức: CÔNG TY ………
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ………
Cấp ngày: Ngày ….tháng ….. năm ….. tại sở kế hoạch đầu tư thành phố …… Đăng ký thay đổi lần ….. ngày ……..
Địa chỉ:
Điện thoại: ……… Fax: ………..
Cơ sở phát sinh quyền sở hữu tác phẩm: Công ty giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác tác phẩm, tác giả hưởng lương và các lợi nhuận khác theo thỏa thuận trong
Tôi xin cam đoan những lời khai và tài liệu trên là đúng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
– NT;
– Lưu VP- IP
Người nộp đơn
CÔNG TY ……
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tài liệu nộp kèm theo:
– 01 Bản gốc Giấy cam đoan;
– 01 Giấy ủy quyền
– 01 Bản gốc Giấy phép kinh doanh
– 02 Bản mô tả tác phẩm.
– 02 tác phẩm đĩa CD
– 01 bản sao giấy CMND
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
– Ghi rõ thông tin tổ chức nộp tờ đơn đăng ký: tên tổ chức, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, địa chỉ trụ sở của tổ chức…
– Ghi rõ họ và tên người nhận đơn đơn đăng ký quyền tác giả
– Nêu rõ tên tác phẩm, loại hình tác phẩm, thời gian công bố, nơi công cố, hình thức công bố tác phẩm, mô tả nội dung chính của tác phẩm
– Ghi rõ thông tin tác giả, thông tin chủ sở hữu quyền tác giả
4. Một số quy định của pháp luật về đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
Căn cứ pháp lý
–
–
–
4.1. Quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Theo đó, tác giả chủ sở hữu phần mềm có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam bao gồm: cá nhân, tổ chức là người Việt Nam; các nhân, tổ chức là người nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu phần mềm là người nước ngoài khi đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục thông qua Tổ chức Đại diện bản quyền tác giả tại Việt Nam.
4.2. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm phần mềm máy tính. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.;
– Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền);
– Chứng minh nhân dân của tác giả (Bản công chứng);
– Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả);
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản công chứng);
– Bản in mã code;
– Bản mô tả hoạt động của phần mềm;
– Hai (02) đĩa CD ghi nội dung phần mềm: Phần mềm máy tính (bản cài đặt); Bản viết trên giấy mô tả phần mềm; Bộ code phần mềm máy tính;
– Hợp đồng mua bản quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phần mềm phát sinh (nếu có).
Ngoài các tài liệu trên, khi đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, tác giả, chủ sở hữu phần mềm cần cung cấp thêm các thông tin sau:
– Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết đề phòng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai nếu có);
– Thông tin công bố phần mềm: Phần mềm đã được công bố ở đâu chưa? Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…
4.3. Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
Bước 1: Hoàn thành hồ sơ
a) Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm;
b) 02 bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký;
c) 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm);
d) Giấy uỷ quyền hoặc
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (nếu có);
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả
Bước 3: Sau 15 – 20 ngày nhận kết quả là Giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với phần mềm.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền phần mềm có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4.4. Thời hạn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
Thời hạn đăng ký: 20-25 ngày làm việc.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả /quyền liên quan:
– Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
– Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
5. Các thông tin liên quan:
5.1. Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm máy tính:
Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính tuy không còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với mỗi quốc gia nhưng tình hình vi phạm bản quyền phần mềm vẫn luôn là một đề tài nóng mà mỗi quốc gia luôn phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta luôn là một trong những nước “dẫn đầu” về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm dù đã có nhiều cố gắng ngăn chặn.
Qua tìm hiểu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hầu hết những công trình đó đều đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có rất ít đề tài chú trọng nghiên cứu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Vì thế, với việc tìm hiểu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu này mong muốn sẽ mang lại sự nhìn nhận đầy đủ và rõ ràng hơn về vấn đề này.
5.2. Giải pháp giảm thiểu việc vi phạm bản quyền phần mềm máy:
Để góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm nói riêng và vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm thực thi. Đảm bảo một cách chắc chắn rằng những quy phạm pháp luật này được sử dụng một cách đúng đắn và phát huy tối đa được sức mạnh của hệ thống pháp luật.
– Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan.
– Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ.
– Xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng. Cần khuyến khích mở các cuộc thương lượng giữa những người có nhu cầu sử dụng phần mềm với các chủ sở hữu phần mềm nhằm giảm giá sản phẩm phần mềm, tăng số lượng phần mềm cung cấp cho xã hội.