Ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực ngân hàng được coi là phương tiện giúp các ngân hàng có thể giảm thiểu giấy tờ hành chính, thay đổi sự phân bố nguồn nhân lực, tạo ra những cơ hội phát triển mới. Vậy, Mẫu thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ là gì?
Phần mềm dạng dịch vụ là mô hình cấp phép và phân phối phần mềm trong đó phần mềm được cấp phép trên cơ sở đăng ký và được lưu trữ tập trung. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Mẫu thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ được sử dụng để thông báo các nội dung về hiện trạng và sự cần thiết của phần mềm trong hoạt động của ngân hàng cũng như các nội dung chi tiết của phần mềm dịch vụ như tên phần mềm, mục tiêu, phạm vi, các nội dung cơ bản của phần mềm… góp phần mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế của đất nước.
2. Mẫu thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
<TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ NGHIỆP VỤ>
———-
Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
……, ngày…tháng….năm….
THÔNG BÁO
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGHIỆP VỤ
<Tên phần mềm dự kiến>
I. HIỆN TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Mô tả sơ lược nghiệp vụ và phần mềm nghiệp vụ hiện tại (nếu có)
1.1. Mô tả nghiệp vụ
1.2. Mô tả chức năng của phần mềm nghiệp vụ hiện tại (nếu có)
a) Mô tả phần mềm nghiệp vụ hiện tại
b) Hạn chế của phần mềm nghiệp vụ hiện tại
2. Sự cần thiết phát triển phần mềm nghiệp vụ
II. CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Tên phần mềm nghiệp vụ
2. Mục tiêu của phần mềm nghiệp vụ
3. Phạm vi dự kiến triển khai
4. Các nội dung cơ bản cần thực hiện
5. Hiệu quả dự kiến mang lại
6. Dự kiến tiến độ thực hiện
7. Đề xuất tổ chức thực hiện
7.1. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin.
7.2. Các đơn vị phối hợp.
8. Kiến nghị, đề xuất khác.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ:
– Về hình thức:
+ Tên đơn vị chủ trì nghiệp vụ ngân hàng: được viết in hoa, vị trí nằm ở góc bên trái phí trên cùng của khổ giấy A4
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ: được viết in đậm, vị trí ở phía bên phải góc trên cùng của khổ giấy A4; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được viết in hoa; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết chữ thường cùng cỡ chữ với quốc hiệu
+ Ghi rõ số hiệu thông báo
+ Ghi rõ thời gian
+ Ghi rõ tên phần mềm dự kiến, vị trí phía dưới “THÔNG BÁO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGHIỆP VỤ“
– Về nội dung: thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Mô tả sơ lược nghiệp vụ và phần mềm nghiệp vụ hiện tại (nếu có) về: nghiệp vụ, chức năng của phần mềm nghiệp vụ hiện tại (nếu có), phần mềm nghiệp vụ hiện tại, hạn chế của phần mềm nghiệp vụ hiện tại
+ Sự cần thiết phát triển phần mềm nghiệp vụ
+ Tên phần mềm nghiệp vụ
+ Mục tiêu của phần mềm nghiệp vụ
+ Phạm vi dự kiến triển khai
+ Các nội dung cơ bản cần thực hiện
+ Hiệu quả dự kiến mang lại
+ Dự kiến tiến độ thực hiện
+ Đề xuất tổ chức thực hiện: Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, các đơn vị phối hợp.
+ Kiến nghị, đề xuất khác.
– Thông báo yêu cầu phát triển phần mềm dịch vụ phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
4. Thông tin liên quan:
4.1. Lợi ích của phần mềm:
Phần mềm đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp.
– Phần mềm giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn: Các hoạt động của doanh nghiệp hiện nay chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ môi trường trực tuyến – online – internet bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp vận hành hoạt động một cách hiệu quả và ổn định.
– Phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hơn: Sử dụng phần mềm, và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là xu thế toàn cầu. Việc xây dựng, tích hợp các phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí trong hoạt động kinh doanh.
– Phần mềm giúp xử lý dữ liệu nhanh, chính xác, tin cậy: Thông qua phần mềm, có thể loại bỏ tất cả những sai sót chủ quan của con người, bên cạnh đó còn có thể tương tác kết hợp với các phần mềm khác để lấy thông tin đưa ra dữ liệu tổng hợp.
4.2. Các loại dịch vụ phần mềm:
– Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
– Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
– Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
– Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
– Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
– Dịch vụ tích hợp hệ thống;
– Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
– Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
– Các dịch vụ phần mềm khác.
4.3. Quy trình phát triển phần mềm:
Quy trình phát triển phần mềm được hiểu là một quy trình tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan sử dụng trong việc phát triển để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm.
Có 4 thao tác là nền tảng của hầu hết của các quy trình phần mềm là:
– Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó hoạt động phải được định nghĩa.
– Sự phát triển phần mềm: Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quy trình phát triển này.
– Đánh giá phần mềm: Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm những gì mà khách hàng muốn.
– Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng.
Quy trình phát triển phần mềm bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Khảo sát chính xác yêu cầu
– Bước 2: Làm tài liệu dự án, thiết kế giao diện mô phỏng
– Bước 3: Lập trình phát triển phần mềm
– Bước 4: Kiểm tra hoạt động phần mềm
– Bước 5: Bàn giao, hướng dẫn khách hàng sử dụng
– Bước 6: Hỗ trợ sau triển khai phần mềm (cập nhật, nâng cấp, sửa lỗi).
4.4. Những phần mềm dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử:
– Thanh toán qua POS (Point of sale): đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc sử dụng kết nối giữa thiết bị đọc thẻ (Card reader) hay còn gọi là máy quẹt (cà) thẻ/ hoặc POS với thẻ ngân hàng. Thông qua đó, hệ thống tự động sẽ trích tiền từ tài khoản của người mua và thực hiện thanh toán cho người bán ngay sau đó. Khi sử dụng hình thức này chủ thẻ có thể thanh toán phí hàng hóa dịch vụ hoặc rút tạm ứng tiền mặt tại bất kỳ điểm chấp nhận thẻ nào.
– Home Banking: đây là hình thức dịch vụ ngân hàng có tính bảo mật cao nhờ hoạt động trên mạng thông tin liên lạc cục bộ giữa ngân hàng và khách hàng qua mạng Intranet cho phép khách hàng thực hiện được hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Nhờ dịch vụ này, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa chi phí đi lại, thời gian mà vẫn được đảm bảo về các nhu cầu về chuyển khoản, thanh toán,… Ngoài ra dịch vụ này còn cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các chương trình khuyến mại…
– Phone Banking: đây là dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại cố định. Thông qua đó, khách hàng có thể thực hiện các lệnh chuyển tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ hoặc tìm hiểu các thông tin về tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá chứng khoán, các giao dịch gần nhất và số dư tài khoản hiện tại của mình mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính.
– Mobile Banking: để thích ứng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm Mobile Banking đây là dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại di dộng. Mobile Banking không chỉ thực hiện được chức năng truy cập thông tin hay thực hiện các giao dịch thông thường mà khách hàng còn có thể thực hiện được chức năng thanh toán trong hoạt động giao dịch mua sắm khi vào các siêu thị, cửa hàng hay khi đi du lịch trong nước. Hơn thế nữa, với quy trình Mobile Banking, khách hàng còn có thể nhận được thông tin từ ngân hàng bằng cách gửi tin nhắn yêu cầu đến số điện thoại quy ước của ngân hàng để nhận lại tin nhắn trả lời. Mỗi khi có giao dịch thực hiện trên tài khoản của mình, tổng đài của ngân hàng sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo đến điện thoại di động của khách hàng.
– Internet Banking: đây là hình thức dịch vụ cung cấp tự động các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet. Để đăng ký tham gia sử dụng, khách hàng đăng ký với ngân hàng sử dụng dịch vụ này để được cấp mật khẩu và tên truy cập. Chỉ cần có thiết bị kết nối Internet, dù ở bất cứ đâu hay vào bất cứ thời điểm nào, khách hàng cũng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp thông tin, thực hiện các giao dịch tài chính. Ngoài ra, khách hàng còn có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua ngân hàng.