Quá trình hòa giải, đối thoại được thực hiện theo quy định của pháp luật và sau khi hòa giải thì hòa giải viên sẽ đưa ra ý kiến của mình thông qua thông báo về ý kiến của hòa giải viên.
Mục lục bài viết
1. Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên là gì?
– Hòa giải viên tại
–
Mẫu số 04-HG: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên được dùng với mục đích để thông báo tới Tòa án về ý kiến kết luận của hòa giải viên đối với vụ việc mà hòa giải viên đó đã hòa giải.
2. Mẫu Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên:
………., ngày … tháng … năm ..……
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA HÒA GIẢI VIÊN
(Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc)
Kính gửi
– Tòa án nhân dân………(2)
-……..(3)
Tôi tên là: ……
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án ………(4)
Tôi được người khởi kiện/người yêu cầu lựa chọn để tiến hành hòa giải đối với vụ việc. ..(5) …..giữa……(6)……và …… do Tòa án nhân dân………(7) đang giải quyết.
Ý kiến của tôi như sau: Đồng ý □ Không đồng ý □
Vậy, tôi thông báo cho Tòa án nhân dân ..……(8) ……, Tòa án nhân dân……(9) và người khởi kiện/người yêu cầu trong vụ việc trên được biết.
HÒA GIẢI VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1) (7) (8): Điền tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
(2) (4) (9): Điền tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc.
(3): Điền tên người khởi kiện/người yêu cầu, nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thi tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) :Điền quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(6): Điền tên người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
4. Quy định về hoà giải viên:
– Cơ sở pháp lý: Luật hòa giải và đối thoại tại Tòa án 2020
* Thứ nhất về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
Điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên được quy định tại Điều 10 Luật hòa giải và đối thoại tại tòa án 2020, theo đó,
– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
+ Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
+ Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
– Những trường hợp không được bổ nhiệm làm hòa giải viên:
+ Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
Như vậy, muốn trở thành hòa giải viên thì phải có đầy đủ những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ cũng như điều kiện về sức khỏe để đảm bảo được nhiệm vụ được giao, trong trường hợp đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an thì sẽ không được bổ nhiệm làm hòa giải viên.
* Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên
Theo đó, khi đã trở thành hòa giải viên thì hòa giải viên có những quyền và nghĩa vụ như sau:
– Quyền của hòa giải viên:
+ Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
+ Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
+ Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
+ Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
+ Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
+ Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
+ Được cấp thẻ Hòa giải viên;
+ Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của hòa giải viên:
+ Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
+ Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
+ Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
+ Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
+ Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
+ Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
+ Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
+ Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
* Thứ ba, lựa chọn, chỉ định hòa giải viên
Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật hòa giải và đối thoại tại hòa án 2020:
– Mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại.
– Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án đó.
– Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc và Hòa giải viên được lựa chọn.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và người khởi kiện, người yêu cầu.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo ý kiến đồng ý của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên; Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết.
– Trường hợp nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác.
– Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của người khởi kiện, người yêu cầu trong các trường hợp sau đây:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Theo quy định tại khoản 3 Điều này khi được sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc;
+ Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật này.
– Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc tự mình chỉ định Hòa giải viên trong các trường hợp sau đây:
+ Người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
+ Không có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn, của Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều này mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
+ Hòa giải viên từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
+ Người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật này.
– Việc chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại khoản 5 Điều này phải căn cứ vào tính chất của từng vụ việc; trường hợp vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Như vậy, có thể thấy được khi bổ nhiệm hòa giải viên thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định trong Luật hòa giải và đối thoại tại Tòa án và hòa giải viên có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt cũng như quá trình lựa chọn, chỉ định hòa giải viên để hòa giải trong các vụ việc cần phải tuân theo những quy định của pháp luật về lựa chọn, chỉ định hòa giải viên.