Kỷ luật là nhu cầu tất yếu của các hoạt động chung, các hoạt động mang tính tập thể. Vậy mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với các cá nhân vi phạm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là gì?
– Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.
– Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là mẫu với các nội dung và thông tin về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với các cá nhân bị xử lý kỷ luật lao động trong các trường hợp khác nhau.
Thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động là việc xem xét đối với các lao động làm công theo hợp đồng, người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp. Căn cứ để xử lí vi phạm kỉ luật lao động là hành vi vi phạm kỉ luật lao động, mức độ lỗi của người vi phạm và các quy định của pháp luật, các quy định hợp pháp trong
2. Mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày …… tháng …… năm …….
Tên đơn vị …………..
Số ………../
Lần thứ ….
THÔNG BÁO
Về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động
Kính gửi: (ghi họ, tên, địa chỉ) ……….
– Căn cứ Điều …. Nghị định số …/…./NĐ-CP ngày …/…./….. của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của
– Căn cứ Thông tư số …./…./…….
(Ghi tên đơn vị) đề nghị ông (bà) có mặt tại đơn vị vào lúc … giờ ….. phút … ngày ….. tháng ….. năm … để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nếu ông (bà) không có mặt đơn vị sẽ tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
– Như trên.
– Lưu đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động:
– Ghi đầy đủ các thông tin làm mẫu thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động.
– Nội dung: Nêu rõ lí do xử lý kỷ luật lao động
– Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
4. Quy định xử phạt vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
– Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
– Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
– Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
– Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
– Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong
– Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
– Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;
– Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
– Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.