Khi cơ quan tiếp dân có các căn cứ cho rằng không tiếp nhận tiếp công dân thì cơ quan này tiến hành ra thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an. Vậy mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an là gì, mục đích của mẫu thông báo?
Theo Luật tiếp công dân 2013 thì Tiếp công dân được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân (Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các cơ quan của Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp;
Theo quy định tại Điều 18
Việc tiếp dân còn nhằm mục đích tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, những khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị này thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là bước đầu tiên cho quá trình kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho công dân.
Mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an là văn bản do cơ quan chủ quản có thẩm quyền tiếp công dân lập ra gửi công dân với các nội dung bao gồm thông tin của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các căn cứ để từ chối tiếp nhận công dân, nội dung thông báo về việc từ chối tiếp công dân.
Mục đích của mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an: khi có các căn cứ để từ chối việc tiếp công dân thì cơ quan có thẩm quyền ra thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an nhằm mục đích từ chôi việc tiếp công dân để công dân được biết về tình trạng không được tiếp công dân.
2. Mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an:
Mẫu số 01 – Thông báo về việc từ chối tiếp công dân, Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân:
………………. (1) ……………. (2) Số: /TB-….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
THÔNG BÁO
Kính gửi: ………………… (3)
Ngày … tháng … năm …, ông (bà)……………………… (3)
Số CMND/Hộ chiếu (hoặc giấy tờ tùy thân): …, ngày cấp: …/…./…., nơi cấp ………..
Địa chỉ: …………. đến ………….. (2) để khiếu nại (tố cáo) về việc ………… (4)
Vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát và thông báo trả lời bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân, ……………. (2) từ chối tiếp nhận nội dung khiếu nại (tố cáo) của ông (bà) ………….. (3) và thông báo để ông (bà) được biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – (1)… (để b/c); – (5) … (để p/h); – Lưu: VT, hồ sơ. | Thủ trưởng, cơ quan, tổ chức, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo:
Người soạn thảo Mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu thông báo, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên cơ quan chủ quản và tên cơ quan, đơn vị ra thông báo;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an, nội dung thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an và trách nhiệm của các chủ thể liên quan thông báo về việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp công dân.
(3) Họ tên người khiếu nại (tố cáo).
(4) Tóm tắt nội dung khiếu nại (tố cáo).
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
4. Những quy định liên quan đến việc từ chối tiếp công dân của Bộ Công an:
4.1. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tiếp công dân:
Theo quy định tại Điều 6 Luật tiếp công dân 2013 thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm trong quá trình tiếp công dân như sau:
– Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp công dân không được gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, làm ảnh hưởng đến quá trình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp công dân thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp, làm sai lệch hoàn toàn các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản án.
– Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp công dân không được phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức khác.
– Nghiêm cấm việc xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người thực hiện hành vi tố cáo, khiếu nại, phản ánh sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những thông tin không chính xác này.
– Một điều cấm trong quá trình tiếp công dân là việc de dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ. Những người vi phạm điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
– Nghiêm cấm việc thực hiện các hành vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
4.2. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân:
Theo Điều 9 Luật tiếp công dân 2013 những trường hợp được từ chối tiếp công dân được quy định cụ thể như sau:
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
– Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp những công dân trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vì những người này không có khả năng tỉnh táo để nhận thức những hành vi của mình.
– Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp những người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
– Người tiếp công dân có quyền từ chối người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã được tiếp nhận và giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Trường hợp này người tiếp công dân sẽ xem xét những giải quyết trước đó để làm căn cứ từ chối công dân.
Cơ sở pháp lý:
– Luật tiếp công dân 2013;
– Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân