Trước khi thực hiện thanh tra, cơ quan thực hiện thanh tra phải thông báo cho đối tượng thanh tra. Vậy mẫu thông báo về việc thực hiện thanh tra bảo hiểm xã hội có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 01/CV-TT: Thông báo về việc thực hiện thanh tra BHXH là gì, mục đích của mẫu thông báo ?
Theo khoản 1 điều 3
Thanh tra bảo hiểm xã hội là việc cơ quan thanh tra thực hiện xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan này trong quá trình quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
Thông báo về việc thực hiện thanh tra bảo hiểm xã hội là
Mục đích của thông báo về việc thực hiện thanh tra bảo hiểm xã hội: thanh tra bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, khi thực hiện thanh tra bảo hiểm xã hội thì cơ quan có thẩm quyền dùng mẫu thông báo này để gửi thông báo cho các cơ quan là đối tượng thanh tra.
2. Mẫu số 01/CV-TT: Thông báo về việc thực hiện thanh tra BHXH:
Mẫu số 01/CV-TT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
Số: …………./TB-BHXH | ……., ngày…….tháng……năm…… |
THÔNG BÁO
Về việc thực hiện thanh tra…….1
Kính gửi: ……2
Căn cứ Quyết định số ………../QĐ-BHXH ngày ………./………/……….. của ……..3 về việc ……..4; ………………5 Thông báo việc thực hiện thanh tra của ……… tại đơn vị ……. 2, cụ thể như sau: (có Quyết định và đề cương chi tiết kèm theo);
1.Thành phần của đơn vị làm việc với Đoàn thanh tra …..
2.Nội dung thanh tra ………
3.Thời gian thanh tra: ………
4. Địa điểm tiến hành: …………….
………4 Thông báo để ………..2 biết và chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo nội dung đề cương báo cáo gửi kèm; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho thanh tra khi đoàn đến làm việc./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– …………6;
– Lưu: VT, …
………………………………7
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo:
Ghi chú: Mẫu thông báo này áp dụng đối với BHXH cấp tỉnh hoặc BHXH cấp huyện thông báo cho đối tượng thanh tra trên địa bàn quản lý của mình (theo đề cương).
1 Lĩnh vực thanh tra.
2 Tên đối tượng được thanh tra.
3 Chức danh người ra quyết định.
4 Tên cuộc thanh tra.
5 BHXH tỉnh, huyện được thanh tra hoặc tên Đoàn thanh tra.
6 Cơ quan tiến hành thanh tra.
7 Chức danh của người ký thông báo.
4. Những quy định về thanh tra bảo hiểm xã hội:
Theo Điều 4 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra như sau:
– Việc thành lập Đoàn thanh tra phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với cuộc thanh tra đột xuất. Kế hoạch thanh tra sẽ được cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch và duyệt kế hoạch, kế hoạch thanh tra phải được thông báo cho đối tượng thanh tra nhằm để các đối tượng này chuẩn bị trước về nội dung quy định. Trường hợp thanh tra đột xuất và không có kế hoạch thì sẽ căn cứ vào sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với cuộc thanh tra đột xuất đó.
– Việc thành lập Đoàn kiểm tra phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với cuộc kiểm tra đột xuất. Tương tự như đối với việc lập kế hoạch thanh tra thì kế hoạch kiểm tra cũng phải được cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch và duyệt kế hoạch, kế hoạch kiểm tra phải được thông báo cho đối tượng được kiểm tra nhằm để các đối tượng này chuẩn bị trước về nội dung quy định.
Lưu ý đối với việc kiểm tra: việc kiểm tra phải do đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra chủ trì hoặc đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện, các cơ quan khác không có thẩm quyền sẽ không được tiến hành kiểm tra, việc kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền sẽ không có hiệu lực. Trong trường hợp đơn vị khác được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện thì vẫn phải có sự có mặt của người thuộc đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, những người này sẽ thực hiện chức năng phối hợp để thực hiện.
– Một nguyên tắc cơ bản và đặc biệt quan trọng là nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quá trình kiểm tra. Hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật trong từng việc thanh tra kiểm tra; bảo đảm chính xác không bỏ sót hoạt động kiểm tra, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời nhằm thanh tra, kiểm tra chính xác các hoạt động; khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra, tránh trường hợp thanh tra, kiểm tra sai lệch nội dung, không đưa lại kết quả chính xác; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
– Để đảm bảo thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng và không mất thời gian thì việc thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời kỳ, thời gian thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cùng cấp.
Thanh tra bảo hiểm xã hội với phạm vi thanh tra các đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội.
Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại Điều 28 quy định về việc gửi quyết định thanh tra:
* Về gửi quyết định thanh tra:
Quyết định thanh tra được gửi ngay sau khi người có thẩm quyền ký quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
Người gửi quyết định: Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo việc gửi quyết định thanh tra kèm theo đề cương thanh tra.
Thời hạn gửi quyết định thanh tra: Quyết định thanh tra được gửi đến đối tượng được thanh tra trước khi thanh tra ít nhất 05 ngày làm việc.
Mục đích gửi quyết định thanh tra: quyết định thanh tra được gửi nhằm để đối tượng thanh tra chuẩn bị theo nội dung thanh tra.
* Về thông báo về việc thực hiện thanh tra:
– Chủ thể thông báo: bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc bảo hiểm xã hội huyện.
– Thời điểm thông báo: sau khi nhận được quyết định thanh tra thì ngoài việc thực hiện trách nhiệm của đối tượng thanh tra còn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra là các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý của mình để chuẩn bị nội dung thanh tra theo quy định tại trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
* Thời hạn thực hiện thanh tra:
Theo quy định chung thì thời hạn của cuộc thanh tra, kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra đến ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại nơi được thanh tra, kiểm tra nhưng không được quá số ngày tối đa quy định. Trường hợp muốn kéo dài thời hạn thanh tra thì phải có quyết định kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra, kiểm tra quyết định.
Thời hạn tiêu chuẩn để thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
– Cuộc thanh tra chuyên ngành do bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;
– Cuộc thanh tra chuyên ngành do bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn tiêu chuẩn để thực hiện một cuộc kiểm tra được quy định như sau:
– Cuộc kiểm tra do bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành không quá 40 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày;
– Cuộc kiểm tra do bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành không quá 25 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 40 ngày.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thông báo về việc thực hiện thanh tra bảo hiểm xã hội cũng như các vấn đề liên quan.