Trong các trường hợp sản phẩm trong quá trình sản xuất lưu thông mà gặp các vấn đề về chất lượng, các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dừng sản xuất, lưu thông đối với sản phẩm đó. Khi có kết quả kết luận nếu sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông thì thực hiện như thế nào? và làm Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông là gì?
Lưu thông hàng hóa được hiểu là hoạt động trưng bày, vận chuyển, hay các hoạt động lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, và trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ hàng hóa
Mẫu thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông theo quy định của pháp luật. Mẫu thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông cần nêu rõ nội dung thông báo, thông tin sản phẩm…
2. Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
——-
……, ngày…tháng…năm 20…
THÔNG BÁO
Về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ ……… (1);
Căn cứ đề nghị của (tên cơ sở sản xuất)…;
Căn cứ Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu số………ngày…………
Xét đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra…,
THÔNG BÁO
1. Sản phẩm (tên sản phẩm, ký hiệu/mã hiệu…):……của (tên cơ sở sản xuất), địa chỉ: ….. được tiếp tục sản xuất, lưu thông.
2. (Tên cơ sở sản xuất) có trách nhiệm thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, duy trì đảm bảo sản xuất sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nơi nhận:
– Cơ sở sản xuất;
– Cơ quan liên quan (để phối hợp);
– Lưu: VT,…
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn làm Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông:
Ghi đầy đủ các thông tin về Mẫu số 08: Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông
(1) Chức năng, nhiệm vụ cơ quan kiểm tra.
Thủ trưởng cơ quan kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Môt số quy định của pháp luật về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông:
3.1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong sản xuất, lưu thông sản phẩm:
Tại Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2018 quy định với các trường hợp như sau:
1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.
2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.
5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.
6. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức hay thương nhân, không được Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông theo quy định như trên vì các loại hàng hóa đã bị nghiêm cấm sản xuất các loại sản phẩm đó đa phần gây gại cho xã hội và không được khuyến khích sản xuất. Những trường hợp vi phạm những điều cấm như trên dây như việc gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh… đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.2 Trình tự và thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định:
Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra:
Căn cứ dựa trên Thông tư Số: 01/VBHN-BKHCN quy định về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định về Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
– Xuất trình quyết định kiểm tra theo quy định tại Mẫu 2a. QĐKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trước khi tiến hành kiểm tra;
– Tiến hành kiểm tra theo quy định tại quy định của pháp luật
– Lập biên bản kiểm tra theo quy định tại Mẫu 3a. BBKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và nêu rõ lý do không ký biên bản, trong trường hợp này biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
Trường hợp đoàn kiểm tra có lấy mẫu thì phải lập biên bản lấy mẫu theo quy định tại Mẫu 4. BBLM Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, yêu cầu cơ sở được kiểm tra cung cấp hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu và xác định lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu;
– Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra; xử lý, kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được thực hiện dựa trên các quy định về trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Và khi tiến hành việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải kèm theo văn bản đó chính là biên bản kiểm tra theo quy định để làm tài liệu và chứng cứ chứng minh đối với một số trường hợ cần thiết
Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục:
Bước 1: Xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra
Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định cua pháp luật
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu 3b. BBKT – KSVCL – phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”; biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng và người chứng kiến vẫn có giá trị pháp lý
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 08: Mẫu thông báo về việc sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2018
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BKHCN năm 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hợp nhất Thông tư quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.