Sau khi tiếp nhân thông tin của người ra tự thú, đầu thú thì có quan có thẩm quyền cần phải gửi thông báo đến cơ quan điều tra xét xử để thực hiện việc điều tra, khởi tố vụ án. Vậy mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú là gì?
Mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để gửi tới cho Viện kiểm sát cùng cấp biết hoặc Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết về việc người phạm tội tự thú/đầu thú. Mẫu thông báo ghi đầy đủ nội dung về việc người phạm tội tự thú/đầu thú…..Mẫu thông báo được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an
Mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú được cơ quan có thẩm quyền lập ra để gửi tới cho Viện kiểm sát cùng cấp biết hoặc Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết về việc người phạm tội tự thú/đầu thú khi có người phạm tội tự mình cảm thấy có lỗi về hành vi sai phạm của mình đã thực hiện việc ra cơ quan có thẩm quyền gần nhất để thông báo về việc này.
Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú. Người tự thú là người sau khi có hành vi phạm tội đã tự ăn năn về tội lỗi của mình mà tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng làm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác.
Khi có người phạm tội tự thú thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú. Biên bản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tự thú, hành vi mà họ đã phạm tội, những tài liệu, vật chứng, dụng cụ gây án, tài sản và tất cả các tình tiết khác có liên quan…
2. Mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú:
….
……
_______
Số:…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________
……, ngày ……… tháng ………. năm…..
THÔNG BÁO
Về việc người phạm tội …………… (1)
Kính gửi: (2) ……….
Hồi ……. giờ ……. ngày…tháng….năm…. Cơ quan đã tiếp nhận người phạm tội (1)………. đối với:
Họ tên: …… Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày …….. tháng …… năm …… tại:
Quốc tịch: ……; Dân tộc: ……; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày….. tháng ….. năm ……… Nơi cấp:
Nơi cư trú: ……
Nội dung(3):
….
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan đã tiến hành lập biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú/đầu thú và thông báo cho (2)………
Nơi nhận: …….
– Như trên;
– VKS ……
– Hồ sơ 02 bản.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc người phạm tội tự thú/đầu thú:
(1) Ghi rõ: Tự thú hoặc đầu thú;
(2) Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
(3) Tóm tắt nội dung việc tự thú, đầu thú;
Ghi chú: Mẫu dùng để thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết hoặc Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết
3. Một số quy định về việc người phạm tội tự thú/đầu thú:
3.1. Quy định về tự thứ/ đầu thú:
Căn cứ tại Điều 4
Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ “tự thú” quy định tại
Như vậy, khẳng định rằng “tự thú” và “đầu thú” là hai hành vi hoàn toàn khác nhau. Cụ thể: Tự thú được biết đến là hành vi mà người được xem là có tội đã tự mình tự nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Còn đối với hành vi tự thù thì được biết đến là hành vị phạm tội của người này có người đã biết mình phạm tội, bản thân người phạm tội biết không thể trốn tránh việc trả giá cho hành vi phạm tội này của mình được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra để khẳng định rằng hai hành vi tự thú và đầu thú của cá nhân này còn dựa vào việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và trong trường hợp đầu thú được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó, theo quy định tại điểm o, Khoản 1, Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015 người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng khoản 2 điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”.
Như vậy, nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, việc này cần chú ý là, đối với trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự năm 2015
3.2. Người phạm tội tự thú, đầu thú được quy định tại Điều 152, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 :
Cũng dựa theo căn cứ của Bộ luật Tố tụng hình sự như đã nêu ở trên thì người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát. Do đó, khi cơ quan điều tra xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tuy nhiên khi cơ quan điều trực tiếp tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú mà không thông quá cơ quan tổ chức thông báo thì cơ quan điều tra phải kiểm tra xem tội phạm tự thú, đầu thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.
Bên cạnh đó thì những điều luật bổ sung thêm trường hợp người phạm tội đầu thú so với quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, tự thú và đầu thú được xem là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Tự thú và đầu thú có điểm khác nhau cơ bản về thời điểm khai báo của người phạm tội. Trong khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú, đầu thú. Và điều cần thiết đối với biên bản ghi nhận về sự việc này thì trong biên bản phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).