Các tranh chấp liên quan đến các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền cũng được Tòa án thụ lý và trở thành vụ án hành chính. Qua trình giải quyết vụ án hành chính phải trải qua các hoạt động tố tụng theo trình tự, trong đó thủ tục bắt buộc là đối thoại- trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên là gì?
Trước khi đi vào giải thích “
– Thứ nhất, đối thoại tại
– Thứ hai, hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án
– Thứ ba, lựa chọn hòa giải viên là quyền của các bên tham gia đối thoại trong việc lựa chọn một Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền khiếu kiện hành chính
Điều 20 Luật tố tụng hành chính quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này”. Như vậy, đối thoại là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (trừ trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn).
Thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên là văn bản do
Thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn hòa giải viên là thủ tục bắt buộc đối với người khởi kiện, là căn cứ để bảo đảm quyền của các bên tham gia đối thoại, là căn cứ để xác định vụ án hành chính có đối thoại được hay không và cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Mẫu thông báo này được ban hành kèm theo Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao nhằm đảm bảo một mẫu chung cho toàn hệ thống, dễ áp dụng và thống nhất trong cả nước.
2. Mẫu thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày …… tháng ….. năm ……
THÔNG BÁO
VÈ QUYỀN LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi:(3) ……
Địa chỉ:(4) ……
Số điện thoại: ……..; số fax:….(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: …. (nếu có).
Là người khởi kiện trong khiếu kiện:(5) ……
Xét thấy khiếu kiện thuộc trường hợp đối thoại tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân(6) thông báo cho(7) …. biết:
(8) … có quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án ………. (9)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) ……. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý đối thoại tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ …. hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …., hoặc số fax ……
Trường hợp (11) ……. trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Kèm theo Thông báo này là danh sách Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân(12) ……
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ khiếu kiện.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (6) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10) và (11) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây: “hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành đối thoại đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành đối thoại thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
4. Một số vấn đề pháp lý về đối thoại tại Tòa án:
Về nguyên tắc: Mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành đối thoại.
Về thủ tục, trên cơ sở thông báo của Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án biết về những nội dung đã được Tòa án thông báo. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. Hết thời hạn này thì tùy từng trường hợp, Tòa án xử lý:
– Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và người khởi kiện, người yêu cầu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo ý kiến đồng ý của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên; Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết.
– Chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến không đồng ý hòa giải, đối thoại;
– Thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên nếu người này chưa có ý kiến trả lời.
Như vậy, có thể thấy rằng, quá trình đối thoại phải diễn ra theo một trình tự thủ tục và đảm bảo thời hạn nhất định, quá trình này tôn trọng tối đã quyền lựa chọn của cá nhân, tổ chức và quyền tự thỏa thuận tương đối của các bên, đây là giai đoạn tích cực hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án hành chính nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ sở pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động đối thoại, hòa giải tại Tòa án