Cây ATM chính là sự đột phá trong lĩnh vực thanh toán tiền của ngân hàng. Khi thực hiện triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động thì cần thực hiện theo quy định về trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra. Vậy Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
- 3 3. Hướng dẫn làm mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
1. Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động là gì, mục đích của mẫu đơn?
Tại khoản 1 Điều 9. Quy định đối với ATM lưu động đưa ra về khái niệm câu ATM lưu động cụ thể đó là:
1. ATM lưu động là ATM có thể được di chuyển thường xuyên hoặc định kỳ đến một hoặc một số địa điểm để phục vụ khách hàng trong những khoảng thời gian với dịch vụ nhất định.
Theo đó, trên thực tế chúng ta có thể thấy hoạt động của cây ATM lưu động có những ưu điểm giúp cho việc thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng loại hình thức này tốt hơn. Cây ATM lưu động đi vào hoạt động cần có hồ sơ và thực hiện theo quy định để được cấp trên chấp thuận.
Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động là mẫu với các nội dung và thông tin của ngân hàng với mục đích đê triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền để cây ATM lưu động sớm có thể đi vào hoạt động.
2. Mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: ………
V/v triển khai/thay đổi địa điểm, thời gian/chấm dứt hoạt động ATM lưu động
……, ngày ….. tháng …… năm ……
Kính gửi:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh …(2)…;
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh …(3)…
Căn cứ nhu cầu hoạt động kinh doanh, ….(1)…. thông báo về việc triển khai/thay đổi địa điểm, thời gian/chấm dứt hoạt động ATM lưu động trên địa bàn tỉnh, thành phố…(2)…, như sau:
1. Đối với triển khai/chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
– Số lượng ATM lưu động triển khai/chấm dứt (số lượng xe, số lượng máy ATM):
– Tên gọi hoặc số hiệu ATM lưu động:
– Số series ATM lưu động:
– Loại máy ATM lưu động:…(4)…
– Biển số xe ATM lưu động:
– ATM lưu động trực thuộc quản lý của: …(5)…
– Địa chỉ của đơn vị trực tiếp quản lý ATM:
– Dịch vụ cung ứng:
– Thời điểm triển khai/chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
– Lý do triển khai ATM lưu động (nêu cụ thể): ….(6)….
– Địa điểm hoạt động/chấm dứt hoạt động: …(7)…
– Thời gian hoạt động: …(8)…
2. Đối với thay đổi địa điểm, thời gian hoạt động ATM lưu động:
– Tên gọi hoặc số hiệu ATM lưu động:
– Số series ATM lưu động:
– Loại máy ATM lưu động:
– Biển số xe ATM lưu động:
– ATM lưu động trực thuộc quản lý của: …(5)… (cũ và mới)
– Địa chỉ của đơn vị trực tiếp quản lý ATM (cũ và mới):
– Thời điểm bắt đầu thay đổi thời gian, địa điểm hoạt động ATM lưu động:
– Địa điểm hoạt động: …(7)… (cũ và mới)
– Thời gian hoạt động: …(8)… (cũ và mới)
…(1)… xin cam kết đảm bảo:
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trong
– Triển khai hoạt động ATM lưu động theo đúng địa điểm và thời gian nêu trên.
– Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và các quy định liên quan của pháp luật.
– Đảm bảo chất lượng, an toàn, thông suốt hoạt động ATM lưu động và chịu trách nhiệm về toàn bộ rủi ro của ATM lưu động./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu thông báo triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
– Hướng dẫn điền thông tin:
(1): Tên tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM lưu động.
(2): Tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi triển khai ATM lưu động.
(3): Tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trực tiếp quản lý ATM lưu động.
(4): Loại máy ATM như Diebold, Wincor…
(5): Tên đơn vị trực tiếp quản lý ATM lưu động.
(6): Nêu lý do triển khai ATM lưu động.
(7), (8): Trong trường hợp ATM lưu động hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau, thống kê danh sách địa điểm và thời gian hoạt động của ATM lưu động (giờ, ngày, tháng, năm) tương ứng với từng địa điểm mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ ATM lưu động (có thể thống kê dưới dạng bảng biểu).
4. Một số quy định của pháp luật về triển khai, thay đổi địa điểm, thời gian chấm dứt hoạt động ATM lưu động:
4.1.Quy định về lắp đặt, thay đổi địa Điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM:
Tại Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động. Theo đó, việc lắp đặt, thay đổi địa Điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM được Thông tư 20/2016/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện như sau:
Thực hiện công việc lắp đặt ATM theo quy định thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm đảm bảo địa Điểm đặt ATM thuận tiện, đủ ánh sáng cần thiết và an ninh, an toàn cho khách hàng giao dịch; điện cho phòng đặt ATM và cho ATM hoạt động đáp ứng quy định theo chuẩn quốc gia về kỹ thuật và an toàn điện, ATM có nguồn điện dự phòng hoặc có chức năng tự động trả thẻ cho khách hàng để đề phòng ATM nuốt thẻ của khách hàng khi mất điện nguồn chính đột ngột.
Thời gian theo quy định đó là 10 ngày làm việc trước ngày triển khai lắp đặt, thay đổi địa Điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản gửi chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp thay đổi địa Điểm ATM khác địa bàn tỉnh, hay thay đổi địa điểm của cây ATM tại thành phố thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo chấm dứt hoạt động ATM tại địa bàn cũ và thông báo lắp đặt ATM tại địa bàn mới. và cần phải cập nhật thông tin về việc lắp đặt, thay đổi địa Điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM trên hệ thống quản lý ATM và trang thông tin điện tử chính thức của mình.
Theo đó nên các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ATM cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về lắp đặt và an toàn vật lý ATM theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Dựa theo quy định như trên có thể thấy, lắp đặt, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động ATM phải dựa trên quy định của pháp luật để đảm bảo cho khách hàng sử dụng và đảm bảo nguồn tiền trong cây ATM. Như thực tế chúng ta có thể thấy nhu cầu sử dụng cây ATM của con người được quan tâm rất lớn chính vì sự tiện lợi mà nó mang lại nên nhiều người đã rất ưa chuộng dịch vụ này. Tuy nhiên cũng theo đó mà cây ATM càng phải được nâng cấp để phục vụ nhu cầu của con người được tốt hơn. Đảm bảo được tốt nhất cho người sử dụng về nguồn tiền, thông tin và bảo mật.
4.2. Quy định đối với ATM lưu động:
Căn cứ vào Điều 9. Quy định đối với ATM lưu động Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động quy định:
1. ATM lưu động là ATM có thể được di chuyển thường xuyên hoặc định kỳ đến một hoặc một số địa điểm để phục vụ khách hàng trong những khoảng thời gian với dịch vụ nhất định.
2. Hồ sơ đề nghị triển khai mới ATM lưu động.
Để được triển khai mới ATM lưu động, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Thanh toán) 01 bộ hồ sơ đề nghị được triển khai ATM lưu động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc triển khai ATM lưu động.
b) Đề án trang bị, tổ chức vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và giám sát hoạt động ATM lưu động.
c) Các quy định nội bộ về chính sách bảo mật thông tin, quy trình vận hành, quy trình quản lý rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm soát, giám sát hoạt động của ATM lưu động.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, căn cứ chính sách định hướng phát triển ATM lưu động từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị triển khai ATM lưu động; trường hợp không chấp thuận, văn bản phải nêu rõ lý do.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai ATM lưu động trong phạm vi được phép hoạt động.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đảm bảo an toàn đối với các thiết bị và các kết nối mạng không dây.
6. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có biện pháp ngăn ngừa việc giả mạo ATM lưu động và hướng dẫn khách hàng đặc điểm nhận biết.
Theo đó có thể thấy, Dựa vào tính chất của cây ATM lưu động đó chính là việc di chuyển thường xuyên hoặc định kỳ theo đó nên khách hàng cần được biết về loại hình thức của cây ATM này. Khi triển khai thực hiện dịch vụ thanh toán bằng cây ATM lưu động này thì cần thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định và lưu ý về thời hạn để làm văn bản xin chấp thuận triển khai loại dịch vụ thanh toán bằng cây ATM lưu động này.
Cơ sở pháp lý: Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động