Hiện nay, việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động cần phải thực hiện thông báo cho sơ quan có thẩm quyển viết về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động. Vậy mẫu thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động là gì?
Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của các cơ sở nêu trên và có một trong các văn bằng chuyên môn theo quy định của Luật dược. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 6 tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng. Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ, tên người bán, địa bàn hoạt động.
Cơ sở chỉ được tổ chức bán lẻ thuốc lưu động sau khi nhận được phiếu tiếp nhận văn bản thông báo bán lẻ thuốc lưu động của Sở Y tế và có trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến việc bán lẻ thuốc lưu động. Cơ sở phải hoạt động đúng địa bàn đã thông báo và bán thuốc thuộc danh mục do Sở Y tế công bố. Mẫu thông báo về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động là mẫu bản thông báo được cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động lập ra để gửi đến Sở y tế thông báo về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động.
Mẫu thông báo về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động được lập ra để thông báo về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin bán lẻ thuốc, cơ sở bán lẻ… Mẫu thông báo được ban hành kèm theo
2. Mẫu thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…….., ngày ……. tháng ……. năm ……..
THÔNG BÁO
TỔ CHỨC BÁN LẺ THUỐC LƯU ĐỘNG
Kính gửi: Sở Y tế……
Tên cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động .……
Địa chỉ:.……; Số giấy CNĐĐKKDD: ….
Địa điểm bán lẻ thuốc lưu động tại: ….(1) ..…
Tên người bán lẻ thuốc lưu động:.… Số điện thoại: …………
Trình độ chuyên môn: .……
Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu/Các giấy tờ tương đương khác: ………
Ngày cấp:.…… Nơi cấp: .……
Thường trú tại .…
Cơ sở cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động./.
……, ngày…tháng…năm…
CƠ QUAN CẤP
(Ký tên, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động:
(1) Liệt kê các địa điểm bán lẻ thuốc lưu động
4. Một số quy định về tổ chức bán lẻ thuốc lưu động:
4.1. Trình tự, thủ tục tổ chức bán lẻ thuốc lưu động:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 23 Phụ lục I của
Bước 2: Sau khi nhận được văn bản thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Trung tâm hành chính công tỉnh trả cho cơ sở đề nghị tổ chức bán lẻ thuốc lưu động Phiếu tiếp nhận văn bản thông báo bán lẻ thuốc lưu động theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận là ngày nhận được văn bản thông báo của cơ sở.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ thông báo bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm công bố thông tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và thông báo cho Phòng Y tế huyện, thành phố để giám sát, kiểm tra.
Cách thức thực hiện
Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Văn bản thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động theo Mẫu số 23 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu tiếp nhận hồ sơ
4.2. Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động:
Theo Điều 38, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược, điều kiện bán lẻ thuốc lưu động được quy định như sau:
– Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động gồm:
+ Cơ sở sản xuất thuốc;
+ Cơ sở bán buôn thuốc;
+ Cơ sở bán lẻ thuốc;
+ Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
Cũng theo như quy định tại Nghị định này thì người bán lẻ thuốc lưu động được xác định theo như quy định này là nhân viên của cơ sở và có văn bằng chuyên môn bán lẻ thuốc lưu động. Bên cạnh việc quy định về nhân viên bán lẻ thuốc thì cũng có quy định đối với các loại thuốc được đưa vào quá trình bán lẻ lưu động phải được xác nhận và đảm bảo là còn hạn dùng tối thiểu là sáu tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh đặc biệt quan trọng là số thuốc phục vụ cho việc bán lưu động này phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với mưa, nắng. Không những thế mà địa điểm bán lẻ thuốc lưu động phải đảm bảo các quy định để nhận diện và quản lý như phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.
Việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động của cơ sở bán thuốc này chỉ được thực hiện sau khi nhận được Phiếu tiếp nhận văn bản thông báo bán lẻ thuốc lưu động của Sở Y tế và có trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến việc bán lẻ thuốc lưu động. Bên cạnh đó thì cơ sở phải hoạt động đúng địa bàn đã thông báo và bán thuốc thuộc danh mục do Sở Y tế công bố. Bên cạnh đó, theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP đối với các loại hình kinh doanh lưu động thì không phải đăng ký kinh doanh, bởi vậy, khi các cơ sở bán thuốc lưu động tổ chức bán thuốc thì không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo với Sở Y tế về tình hình hoạt động của cơ sở mình để cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Như vậy, trên cơ sở ra đời của Nghị định 39/2007/NĐ-CP đã giải quyết được đa số các vấn đề về việc quản lý nhân viên, thuốc và địa điểm tổ chức hoạt động bán thuốc lưu động, bên cạnh đó Nghị định này còn tạo điều kiện giúp cho các cơ sở bán lẻ thuốc lưu động sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh mà chỉ cần thông báo cho sở y tế biết về tình hình hoạt động của mình và được giấy phép bởi Sở Y tế .
4.3. Hoạt động kinh doanh dược là gì:
– Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
– Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
– Hoạt động kinh doanh dược bao gồm:
+ Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
– Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Cơ sở pháp lý:
– Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
– Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
– Quyết định số 2416/QĐ-BYT ngày 09/6/2017 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.