Trong quy định của pháp luật có các biện pháp như thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ.... mỗi một loại án thi hành được căn cứ vào dấu hiệu phạm tội của người phạm tội để Tòa án đưa ra Bản án, Quyết định thi hành các biện pháp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan:
1. Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của
Mẫu số 26/TH:
Mẫu số 26/TH: Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ là mẫu thông báo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ:
Nội dung cơ bản của mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
Mẫu số 26/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT…….
VIỆN KIỂM SÁT …….
Số: ……../TB-VKS…-…
……., ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
Việc tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo
hoặc thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Kính gửi: Viện kiểm sát……..
Căn cứ Điều 24 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Ngày…….. tháng……….. năm…..…, Viện kiểm sát …….. nhận được Thông báo số…….ngày…..tháng….năm…..của Viện kiểm sát……về việc
Vậy, Viện kiểm sát ……..thông báo để Viện kiểm sát………biết ./.
Nơi nhận:
– VKS…5…(để biết);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
TUQ. VIỆN TRƯỞNG
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ:
– Tên cơ quan ra thông báo
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên thông báo: Mẫu thông báo tiếp nhận kiểm sát thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ
– Nội dung thông báo
– Ký xác nhận thông báo
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
4.1. Hồ sơ thi hành quyết định thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ:
Hồ sơ thi hành án treo gồm:
– Khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
+ Quyết định thi hành án treo;
+ Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có xác nhận của người đại diện;
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Hồ sơ bao gồm:;
+ Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo;
+ Bản tự nhận xét của người được hưởng án treo về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người được hưởng án treo bị kiểm điểm thì phải có
+ Tài liệu liên quan và bản sao của các tài liệu
+ Trường hợp người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có quyết định của Tòa án;
Hồ sơ thi hành án cải tạo không giam giữ gồm:
– Khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
+ Quyết định thi hành án;
+ Cam kết của người chấp hành án. Đối với người chấp hành án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có xác nhận của người đại diện;
+ Tài liệu khác có liên quan.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
+ Các tài liệu như Bản án, Quyết định của Tòa án,…;
+ Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án;
+ Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người chấp hành án bị kiểm điểm thì phải có
+ Trường hợp được giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì phải có quyết định của Tòa án;
+ Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, khi nhận được quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thi hành án hình sự sẽ trực tiếp lập hồ sơ người chấp hành án treo, án phạt cải tạo theo quy định nêu trên để sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, án phạt cải tạo.
4.2. Kiểm sát việc thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ:
Theo quy định tại quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ của
Theo đó, Viện kiểm sát đã nhận được quyết định phải thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu biết việc đã nhận được quyết định.
– Khi kiểm sát việc thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án cư trú, làm việc hoặc học tập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Kiểm sát việc cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền nơi người chấp hành án cư trú, làm việc hoặc học tập trong thực hiện quyết định thi hành án, lập, bổ sung hồ sơ thi hành án, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách của án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, theo dõi, thống kê việc thi hành án phạt cảnh cáo;
+ Kiểm sát việc Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án cư trú, làm việc hoặc học tập trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại Chương V Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Kiểm sát việc cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong lập hồ sơ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét quyết định buộc người chấp hành án phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên; kiểm sát việc Tòa án xem xét, quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;
+ Lập hồ sơ hoặc kiểm sát việc cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
+ Tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn và xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án cùng cấp.
– Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm sát quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn và xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện vi phạm, thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc tiếp nhân kiểm sát thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ được quy định rất rõ ràng, theo đó cơ quan được giao quyền kiểm sát người bị thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ có nhiệm vụ kiểm sát việc cơ quan thi hành án hình sự thi hành án, lập, bổ sung hồ sơ thi hành án; xem xét quyết định buộc người chấp hành án phải chấp hành hình phạt tù của bản án,…