Khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án thì Trưởng phòng thi hành án sẽ thông báo tạm đình chỉ thi hành án theo quy định và phải nêu rõ lý do tạm đình chỉ thi hành án. Vậy mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án là gì?
Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án là mẫu do Trưởng phòng thi hành án ban hành khi xét thấy có đầy đủ các căn cứ để tạm đình chi thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Tạm đình chỉ thi hành án là hoạt động dừng lại việc thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm và trong bản án, quyết định của Toà án đã tuyên đối với những người phạm tội. Mẫu tạm đình chỉ thi hành án nêu rõ thông tin về số bản án, số quyết định của Toà án đã tuyên, điều khoản tạm thi hành án, nội dung của thông báo tạm đình chỉ thi hành án.
Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án là mẫu thông báo được dùng để thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án vì một lý do nào đó. Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án là cơ sở để ghi nhận về việc tạm đình chỉ thi hành án theo một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án do Trưởng phòng thi hành án ban hành và phải được gửi đến Chánh án Tòa án nơi đã giải quyết vụ án, Viện trưởng VKS, các đương sự và Cục THA/BQP.
2. Mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: …………/TB-PTHA.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
(Về việc tạm đình chỉ thi hành án)
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……. ngày ….. tháng ……. năm ………. của Tòa án….;(1)
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……. ngày …… tháng…….. năm ……… của Trưởng phòng Thi hành án…(2)
Căn cứ Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành án số … ngày… tháng…. năm ….. của ……(3)
Các khoản tạm đình chỉ thi hành án….(4)
Vậy, báo để ông (bà) ………. biết./.(5)
(Trường hợp bản án, quyết định đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Trưởng phòng Thi hành án phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị)
Nơi nhận:
– Chánh án Tòa án…;
– Viện trưởng VKS….;
– Các đương sự;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo tạm đình chỉ thi hành án:
(1): Điền số bản án, số quyết định của Toà án đã tuyên
(2): Điền số quyết định thi hành án
(3): Điền số quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành án
(4): Điền tên đương sự
4. Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ thi hành án:
– Tạm đình chỉ thi hành án được quy định tại Điều 49
” Điều 49. Tạm đình chỉ thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.
Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.
Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.
3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
c) Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.”
Như vậy, có thể thấy thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án đó là Thủ trưởng cơ quan thi hành án. Trong trường hợp người có thẩm quyền đã tạm đình chỉ thi hành án thì bản án bị tạm đình chỉ chưa tiếp tục thi hành, do đó những hoạt động liên quan đến việc thi hành bản án đó cũng phải dừng lại, trong đó có việc kê biên tài sản để thi hành bản án đó. Pháp luật đã quy định những trường hợp mà thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án đó là khi nhận được quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc trong trường hợp người có thẩm quyền nhận được quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
– Theo đó, tạm đình chỉ thi hành án đôi với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định của Luật phá sản thì toà án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lí đơn là ngày toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lí đơn. Kể từ ngày toà án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án phải tạm đình chỉ.
– Tại Điều 41 Luật phá sản quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
– Cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động. Việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Tòa án nhân dân, trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại. Tòa án nhân dân phải tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tố tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tụng hành chính;
– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lí tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm. Trường hợp tài sản ảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lí theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật phá sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, sau khi nhận được văn bản của toà án thông báo về việc thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho toà án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
– Tạm đình chỉ thi hành án là việc người có thẩm quyền là Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Trưởng phòng Thi hành án phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý: Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014