Hoà giải, đối thoại tại Toà án là một trong những chế định được quy định trong pháp luật tố tụng. Khi tiến hành hoà giải thì cần phải lựa chọn hoà giải viên theo quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu thông báo lần 2 về quyền lựa chọn hòa giải, Hòa giải viên có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo lần 2 về quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên:
- 3 3. Cách ghi mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên:
- 4 4. Quy định của pháp luật về lựa chọn hoà giải, hoà giải viên:
1. Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là gì?
Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hoà giải và lựa chọn hoà giải viên là mẫu thông báo do Toà án nhân dân nơi đang trực tiếp giải quyết vụ án đó gửi đến đương sự khi có thông báo về việc quyền lựa chọn hoà giải và lựa chọn hoà giải viên theo quy định của pháp luật. Theo đó, mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại và người khởi kiện, người yêu cầu có quyền lựa chọn hoà giải viên theo quy định của pháp luật về hoà giải và đối thoại tại toà án.
Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hoà giải và Hoà giải viên được dùng để thông báo cho các bên đương sự, người yêu cầu có quyền lựa chọn hoà giải viên theo quy định của pháp luật được biết về việc lựa chọn hoà giải và hoà giải viên. Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên nêu rõ thông tin về chủ thể nhận đơn, địa chỉ, số điện thoại, nội dung thông báo… Mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên là cơ sở để đương sự, người yêu cầu thực hiện quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên của mình theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu thông báo lần 2 về quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
THÔNG BÁO LẦN THỨ 2 VỀQUYỀN LỰA CHỌN HÒA GIẢI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi: …(3)
Địa chỉ:……(4)
Số điện thoại: ……….; số fax:……(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……….. (nếu có).
Là người khởi kiện/người yêu cầu trong vụ việc:….…(5)
Xét thấy vụ việc thuộc trường hợp hòa giải tại Tòa án.
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này,…………(10) phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý hòa giải tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ …… hoặc trả lời vào hòm thư điện tử ………., hoặc số fax …….
Trường hợp …… (11)trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Hết thời hạn nêu trên mà ….(12) không trả lời thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục hòa giải theo quy định.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Cách ghi mẫu thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (6) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10), (11) và (12) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây:
“hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành hòa giải đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành hòa giải thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
4. Quy định của pháp luật về lựa chọn hoà giải, hoà giải viên:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên do Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về việc lựa chọn hoà giải, hoà giải viên, theo đó:
– Bước 1: Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hợp lệ và không thuộc một trong các trường hợp không thể tiến hành hoà giải, đối thoại tại phiên toà thì toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật hoà giải, đối thoại tại phiên toà 2020.
– Bước 2:
+ Sau khi nhận được thông báo của Toa án về việc lựa chọn hoà giải và hoà giải viên thì người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời cho Tòa án biết về các nội dung đã được Tòa án thông báo.
+ Người khởi kiện, người yêu cầu có thể trả lời Toà án bằng các hình thức sau: trả lời bằng văn bản, hoặc trả lời bằng hình thức thư điện tử, fax. Người khởi kiện, người yêu cầu có thể đến trực tiếp tại Toà án và trình bày ý kiến của mình thì Toà án sẽ tiến hành lập biên bản về việc ghi lại về ý kiến của người khởi kiện, người yêu cầu.
– Bước 3: Lựa chọn hoà giải và hoà giải viên.
+ Theo đó, việc lựa chọn hoà giải viên do người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn theo quy định của pháp luật, người khởi kiện, người yêu cầu được lựa chọn hoà giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến của Hòa giải viên được lựa chọn và ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
+ Nếu trong trường hợp nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác.
+ Theo đó, pháp luật quy định việc lựa chọn lại Hòa giải viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đối thoại, hoà giải tại toà án.
Bước 4: Thông báo lần 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên cho người khởi kiện, người yêu cầu. Pháp luật quy định nếu trong trường hợp hết thời hạn theo quy định của pháp luật, nếu người khởi kiện, người yêu cầu chưa có ý kiến trả lời thì Tòa án thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
Thông báo lần thứ hai của Tòa án và ý kiến trả lời của người khởi kiện, người yêu cầu phải theo quy định mà pháp luật quy định. Do đó, có thể thấy việc thông báo lần thứ hai về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là một hoạt động nhằm giúp người khởi kiện, người yêu cầu có thể được thực hiện quyền lựa chọn hoà giải và hoà giải viên theo quy định của pháp luật ,đây là một chế định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Pháp luật quy định rõ ràng và đầy đủ về việc lựa chọn hoà giải và hoà giải viên, trình tự, thủ tục lựa chọn hoà giải viên đối với người khởi kiện, người yêu cầu.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020.
+ Thông tư 03/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên do Tòa án nhân dân tối cao ban hành