Việc áp dụng biện pháp bảo vệ về nguyên tắc dựa trên đề nghị, yêu cầu của chủ thể có quyền và được cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá thực tế, kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị. Trong trường hợp không cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền không áp dụng biện pháp bảo vệ.
Mục lục bài viết
1. Thông báo không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ là gì?
Biện pháp bảo vệ là các cách thức được pháp luật quy định áp dụng đối với người tố giác tội phạm, người làm chứng; bị hại; người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.
Biện pháp bảo vệ được liệt kê theo quy định tại Khoản 1, Điều 486 Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm:
(1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
(2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
(3) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
(4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
(5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
(6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Thông báo không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ là văn bản do cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ gửi tới người đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ với nội dung không áp dụng biện pháp bảo vệ đối với họ và nêu rõ lý do trong thông báo.
Thông báo không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, khi họ nhận đơn đề nghị và qua quá trình kiểm tra, xác minh thì thấy không cần thiết để áp dụng biện pháp bảo vệ. Đây là văn bản nhằm bảo đảm quyền được thông tin của người đề nghị, giúp họ biết được lí do và nếu thấy không thỏa mãn thì có thể khiếu nại đối với cơ quan có thẩm quyền. Thông báo này còn hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng.
Nghĩa vụ thông báo này được ghi nhận tại Khoản 4, Điều 487 Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó: “Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.” Như vậy, trong quy định này không bắt buộc phải thông báo bằng văn bản, tuy nhiên thực tế, văn bản vẫn là hình thức nhằm đảm bảo được tính pháp lý chắc chắn trong quá trình hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, chưa có tài liệu báo cáo hoặc thống kê chính thức nào về tình hình đe doạ, xâm hại đối với người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự, điều này dẫn đến những khó khăn khi nhận định thực tế, để đưa ra những giải pháp tích cực trong công tác hoàn thiện quy định pháp luật. Tuy nhiên, qua nghiên cứu một số vụ án hình sự đã xảy ra, có thể xác nhận những tác động của người phạm tội hoặc người thân thích của họ như mua chuộc, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại là có thật và là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án hình sự không thể làm rõ hoặc không thể xử lý triệt để hay dẫn đến các kết quả tiêu cực khác.
Hiện nay, trong một số vụ án hình sự điển hình như giết người, trộm cắp tài sản, hội lộ, các tội phạm tham nhũng, với thủ đoạn che giấu tội phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các hành vi bạo lực, kẻ phạm tội đã khiến nhiều nguời phát hiện hành vi phạm tội hoang mang, lo sợ, không dám tố giác, dẫn đến những vụ án này bị lấm liếm, cho qua hoặc không được xử lý triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ngày càng khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng của mình, lâm vào tình trạng ra các quyết định không chính xác so với thực tế của vụ án, khi không nhận được sự giúp đỡ, phối hợp từ phía xã hội, từ phía công dân.
Nhìn chung, quy định về áp dụng biện pháp bảo vệ ở
2. Mẫu thông báo không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |||
Số: …………….. /TB- …… | ……., ngày ….. tháng ……… năm……. |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC KHÔNG CẦN THIẾT ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Kính gửi:…………….
Căn cứ Điều 487 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ đề nghị, yêu cầu áp dụng thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ ngày………..tháng…….. năm……….của ông/bà:
Tên gọi khác: …….
sinh ngày …….. tháng …….. năm ……….. Nơi sinh: ………….
Quốc tịch:…………………….; Dân tộc:………………; Tôn giáo: ………..
Nghề nghiệp: ………….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:……………
cấp ngày…………….tháng………….năm …………….Nơi cấp:……………
Nơi thường trú: ………Nơi tạm trú:……………
Nơi ở hiện tại: ………….
Là([*]):…………….
trong vụ án/vụ việc: ………………….
Sau khi kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ trên, Cơ quan……..
xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ với lý do:……………..
Cơ quan ……..thông báo để ông/bà biết.
Nơi nhận: – Như trên;- ………; – …….; – Hồ sơ bảo vệ. | …………….. |
3. Hướng dẫn mẫu thông báo không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ:
– Ghi tên cơ quan chủ quản
– Ghi tên đơn vị ra thông báo
Khi xem xét ghi mục này, người đọc cần chú ý xác định thẩm quyền tại Điều 485, cụ thể:
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân,
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
– Ghi số, ký hiệu văn bản
– Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ra thông báo
– Tên người đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ
– Tên người đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ
– Ghi địa chỉ thường trú, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố
– Ghi tên cơ quan ra thông báo
– Ghi rõ lí do không áp dụng biện pháp bảo vệ
– Thủ trưởng cơ quan ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.