Vấn đề về sản phẩm hàng hóa chưa đạt chất lượng vấn còn diễn ra, chính vì thể mà phải cần tới việc thử nghiệm mẫu sản phẩm để biết chính xác sản phẩm đó có đạt hay không? Và khi thử nghiệm mẫu sản phẩm cần được thực hiện các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định và khi có kết quả cần làm thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm là gì?
Thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ được hiểu là một trong những việc làm cần thiết để doanh nghiệp chứng minh với khách hàng, và với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định của pháp luật để giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp để điều chỉnh kịp thời nếu kết quả chưa đạt trên thực tế
Mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm trong những trường hợp cụ thể dựa trên quy định của pháp luật hiện hành với mục đích bảo đảm anh toàn cho hàng hóa khi lưu thông ra thị trường . Mẫu nêu rõ nội dung thông báo, kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm…
2. Mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
——-
……, ngày…tháng…năm 20…
THÔNG BÁO
Kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số … ngày … (1);
Căn cứ vào biên bản kiểm tra số … ngày …; kết quả thử nghiệm mẫu số……,
Xét đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra…,
……………….(2) THÔNG BÁO
1. Các mẫu sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng
STT | Tên mẫu, ký hiệu / mã hiệu | Tên cơ sở sản xuất | Số lô, cỡ lô, ngày sản xuất (nếu có) | Chỉ tiêu không đạt | Ghi chú |
2. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:
(Khắc phục, sửa chữa; các biện pháp xử lý khác: thu hồi sản phẩm, tạm dừng sản xuất…, ghi rõ thời gian thực hiện, hoàn thành, báo cáo kết quả)
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nội dung thông báo, trưởng đoàn kiểm tra theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện …… của cơ sở sản xuất.
Nơi nhận:
– Cơ sở SX;
– Trưởng đoàn KT(để theo dõi thực hiện);
– Lưu: VT, (… đơn vị soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn làm mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm
(1) Ghi quyết định quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra;
(2) Tên cơ quan kiểm tra.
Thủ trưởng cơ quan kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Một số quy định của pháp luật về kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm:
3.1. Thử nghiệm Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Tại Khoản 1,2 Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa VBHN Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2018 quy định:
1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồm các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất;
b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cần kiểm tra;
c) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
b) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
Như vậy, việc Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất và các trường hợp Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường theo quy định thì cần phải làm Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết theo quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các trình tự và thủ tục khi tiến hành thử nghiệm mẫu để đảm bảo việc thử nghiệm diễn ra chính xác nhất
3.2. Vai trò của việc Thử nghiệm mẫu để Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:
Nhờ vào quá trình hội nhập, cũng như sự ra đời của các hiệp định thương mại quốc tế, việc giao thương trong và ngoài nước ngày càng trở nên phổ biến hơn. Quá trình này làm phát sinh nhu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa trong giao dịch hoặc sản xuất của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thực hiện dựa trên các phương pháp kiểm nghiệm, đối tác. Nhằm giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình
Trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa gồm có nhóm 2, đối với các hoạt động thử nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá sự phù hợp về chất lượng của sản phẩm, và các loại hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng để áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết ngăn chặn nguy cơ gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
4. Trình tự và thủ tục kiểm tra thử nghiệm mẫu:
Nội dung: Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm như sau:
– Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong các trường hợp không có quy định về phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên, đảm bảo mẫu là đại diện cho lô sản phẩm. Mỗi mẫu được chia làm 03 đơn vị mẫu, trong đó có một đơn vị mẫu được đưa đi thử nghiệm, một đơn vị mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra và đơn vị mẫu còn lại giao cho đối tượng được kiểm tra lưu giữ và bảo quản.
– Mẫu sản phẩm sau khi lấy phải được niêm phong và được lập biên bản có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu thì đoàn kiểm tra mời người chứng kiến theo quy định của pháp luật và ghi rõ trong biên bản: “đại diện cơ sở không ký vào biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”, biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, trưởng đoàn kiểm tra và người chứng kiến theo quy định của pháp luật
Thời hạn được tính tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu, đoàn kiểm tra có trách nhiệm gửi mẫu sản phẩm đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Xuất trình quyết định kiểm tra theo mẫu trước khi kiểm tra theo quy định.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định của pháp luật
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trong các trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra và người chứng kiến và Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa phục vụ thử nghiệm, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định.
Bước 4: Báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra cụ thể như sau:
– Trong các Trường hợp không phát hiện vi phạm, đoàn kiểm tra và cơ quan kiểm tra ra thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông và ghi rõ sản phẩm không vi phạm quy định của pháp luật
– Trường hợp phát hiện vi phạm thì đoàn kiểm tra và cơ quan kiểm tra thực hiện xử lý vi phạm cụ thể theo quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 5. TBKQTN: Mẫu thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: VBHN Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2018