Khi tiến hành hoạt động kiểm tra thì phải lập thành văn bản để ghi chép lại về quá trình, trình tự, thủ tục, thành phần, kết quả, kết luận điều tra. Kết quả kiểm tra phải được thông báo đến các cơ quan có liên quan và phải lập thành thông báo kết quả kiểm tra. Vậy mẫu thông báo kết quả kiểm tra bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra của Bộ Công an là gì?
2. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra của Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–———–
……………(1)
………………(2)
…(3), ngày…tháng…năm…
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra việc…..(4)
Kính gửi: ……….(5)
Thực hiện Quyết định số…..ngày…../…../…..của………(5) kiểm tra việc…………(4)
đối với …(6). Sau khi thực hiện các biện pháp thu thập tài liệu, thông tin có liên quan nhằm xác minh làm rõ các nội dung kiểm tra, .…(7) xin báo cáo kết quả như sau:
1. Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra:
1.1 Quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng kiểm tra:….
1.2 Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra:
– Những việc đã thực hiện dứt điểm: ………
– Những việc đang thực hiện: ………
– Những việc chưa thực hiện: ………
– Những việc thực hiện chưa đúng: ………
1.3 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra:…..
1.4 Các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra: (Nếu có)….
1.5 Nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan đối với tình trạng chưa hoàn thành thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra:….
1.6 Kiến nghị của đối tượng được kiểm tra:….
2. Kết luận về từng nội dung kiểm tra: (8)
2.1 …..
2.2 ……
2.3………
3. Kiến nghị: ……… (7) …xin báo cáo đồng chí rõ và đề xuất thông báo đến đối tượng kiểm tra và liên quan theo quy định./.
Nơi nhận:
– …..;
– Lưu: …..
……
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo kết quả kiểm tra của Bộ Công an:
(1) (2): Điền tên cơ quan kiểm tra
(3): Điền ngày tháng năm lập thông báo
(4): Điền nội dung của thông báo
(5): Điền nơi tiếp nhận
(6): Điền tên nơi kiểm tra
(7): Điền tên cơ quan tiến hành kiểm tra
(8): Điền kết luận về từng nội dung kiểm tra
4. Quy định của pháp luật về kiểm tra:
Tại Điều 8 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về quy trình kiểm tra, theo đó: quy trình kiểm tra bao gồm những bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra, trong quá trình chuẩn bị kiểm tra sẽ bao gồm những hoạt động đó là: xây dựng kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, kế hoạch tổ chức thực hiện và thông báo kiểm tra bằng văn bản.Theo đó, tại giai đoạn xây dựng kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra được dựa trên những căn cứ đó là: chương trình, kế hoạch công tác hàng năm hoặc kế hoạch côn tác đột xuất. Dựa vào những căn cứ đó mà cơ quan có thẩm quyền(
Thành phần kiểm tiến hành kiểm tra sẽ bao gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan ban hành quyết định kiểm tra, trường hợp cần thiết có 01 Phó trưởng đoàn, các thành viên còn lại do thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định kiểm tra quyết định( trong đó có tối thiểu 01 thành viên có chuyên môn môi trường và 01 thành viên có chuyên môn liên quan đến đối tượng kiểm tra). Đối với tổ chức kiểm tra liên ngành thì thành phần kiểm tra sẽ cần có tối thiểu một thành viên là đại diện cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường tại địa phương nơi tiến hành kiểm tra. Theo đó, trước khi tiến hành kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra chi tiết, cụ thể, bám sát mục đích, nội dung kiểm tra và tiến hành họp đoàn kiểm tra để thống nhất nội dung, trình tự thủ tục và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra. Khi chuẩn bị tiến hành kiểm tra thì cơ quan tiến hành kiểm tra phải thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra về nội dung, thành phần và chương trình làm việc của đoàn kiểm tra. Thời gian thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày đoàn tiến hành cuộc kiểm tra trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
– Bước 2: Tiến hành kiểm tra, trong quá trình tiến hành kiểm tra thì đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), Thư ký đoàn kiểm tra và có mặt của đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra. Hình thức tiến hành kiểm tra, trong quá trình kiểm tra thì cơ quan tiến hành kiểm tra có thể kiểm tra bằng cách thực hiện ghi âm, ghi hình, lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường ( Quá trình lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường phải có sự chứng kiến của đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra, được ghi nhận bằng biên bản lấy mẫu do 02 bên cùng ký xác nhận.)
– Bước 3: Lập biên bản kiểm tra, lập biên bản kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc kiểm tra, theo đó, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra. Nội dung trong biên bản kiểm tra phải thể hiện đầy đủ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra, những yêu cầu, kiến nghị của đoàn kiểm tra và những kiến nghị, đề xuất của đối tượng kiểm tra. Bên cạnh đó, ở phía cuối của biên bản kiểm tra phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra và các bên liên quan, lập thành nhiều bản đảm bảo mỗi bên tham gia giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện.
– Sau khi kết thúc kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra phải thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản với người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra về kết luận kiểm tra và kiến nghị các biện pháp để xử lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với kiểm tra gián tiếp, trong thời hạn được yêu cầu, đối tượng kiểm tra được ủy quyền báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản đối với cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.Trước khi kết luận, nếu xét thấy cần thiết thì người ra quyết định kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra.
Sau khi kết kiểm tra thì thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân quản lý đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện kết luận kiểm tra. Theo đó, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân quản lý đối tượng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với cơ quan đã ban hành kết luận kiểm tra về kết quả thực hiện kết luận kiểm tra và đề xuất kiến nghị, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, bất cập trong công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị, ngoài ra còn có trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo thông báo của kết luận điều tra.
Nếu biện pháp xử lý do đoàn kiểm tra đề xuất thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường Bộ Công an thì đơn vị tổ chức kiểm tra có văn bản báo cáo Cục Y tế để xem xét, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an phương án giải quyết theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Việc tiến hành kiểm tra phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Dựa vào thông báo kết quả kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cũng như là cơ sở để đánh giá về tình hình thực tiễn từ đó để đưa ra những biện pháp khắc phục đối với những điểm còn hạn chế dựa trên những kiến nghị của cơ quan kiểm tra trước đó (nếu có).
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành