Đầu tư vào hoạt động kinh doanh là một hình thức khá phổ biến đối với các nhà đầu tư hiện nay. Việc đầu tư được thực hiện cả trong nước và nước ngoài nếu đơn vị, tổ chức chấp thuận tiếp nhận nguồn đầu tư và dưới sự cho phép, cấp Giấy chứng nhận hoạt động đầu tư của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài là gì?
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.
Các hình thức đầu tư hiện nay: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Mẫu thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài là mẫu thông báo việc nhà đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với các nội dung như đã được nước, vùng lãnh thổ chấp chấp thuận hoạt động đầu tư, đã thực hiện mở tài khoản giao dịch và bắt đầu thực hiện dự án kèm theo các giấy tờ, tài liệu liên quan
Mẫu thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài là mẫu thông báo được nhà đầu tư lập ra để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc được nhà đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và được nước, vùng lãnh thổ nước ngoài chấp thuận hoạt động đầu tư đó. Hoạt động đầu tư đang được diễn ra thông quan số tiền chuyển ra nước ngoài và dự án đang được thực hiện.
2. Mẫu thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài:
Mẫu thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài gồm những nội dung cơ bản sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– (Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư, nếu có)
(Tên các nhà đầu tư) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mã số… ngày… tháng… năm…, nay thông báo thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài như sau:
– Đã được nước … (tên nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư) chấp thuận hoạt động đầu tư theo văn bản số …ngày… tháng… năm…do … (tên cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư) cấp.
– Tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài số … mở tại…(tên tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam).
– Dự án được thực hiện từ ngày… tháng … năm…
– Tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: …
Tài liệu gửi kèm:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mã số … cấp ngày… tháng… năm …;
– Bản sao văn bản chấp thuận đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư;
– Bản sao văn bản của tổ chức tín dụng chấp thuận cho nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài;
– Bản sao các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Làm tại …., ngày … tháng … năm …
Nhà đầu tư
(Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn lập thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài:
Nội dung thông báo hoạt động đầu tư nước ngoài gồm:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên thông báo: Thông báo hoạt động đầu tư nước ngoài
– Nơi gửi thông báo:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Nội dung thông báo:
+ Thông báo về việc đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
+ Nhà đầu tư đã được nơi tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoạt động đầu tư
– Tài liệu gửi kèm: các loại giấy tờ liên quan
4. Một số quy định liên quan:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện việc giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Khi mở tài khoản thành công thì nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Theo đó, Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
– Có tài khoản vốn theo quy định nêu trên.
– Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
Chuyển lợi nhuận về nước
– Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
– Trong thời hạn quy định tại mục nêu trên mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
– Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, để nhà đầu tư tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì phải mở tài khoản giao dịch ra nước ngoài để chuyển tiền từ Việt Nam qua nước ngoài nơi mà đăng ký và được chấp thuận đầu tư thông qua một tài khoản vốn riêng được mở tại tổ chức tín dụng của Việt nam và được ngân hàng Việt Nam cho phép theo Luật ngoại hối. Khi hoạt đồng đầu tư diễn ra và thu lại lợi nhuận thì nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận đầu tư để mở rộng thêm hoạt động của mình nhưng phải thông qua thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài về hình thức hoặc nội dung đầu tư và phải báo cáo cho Ngân hàng nhà nước Việt nam.
Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành , nghề cầm đầu tư kinh doanh
– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài ; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ thi Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư và có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tỉnh đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Đối với dự án không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài ;
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư
+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, để được đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận hoạt động đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp và sự chấp thuận tiếp nhận đầu tư từ đơn vị nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận như mọi hoạt động đều phải đáp ứng các nguyên tắc đầu tư và các ngành nghề đầu tư không thuộc ngành , nghề cầm đầu tư kinh doanh.