Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã phải làm Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Vậy làm Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã như thế nào.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
- 3 3. Một số quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
- 4 4. Ưu và nhược điểm của hợp tác xã:
1. Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã một tổ chức kinh tế đã có từ rất lâu, hiện nay thì tổ chức này đang được quan tâm và phát triển hơn, có thể hiểu hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, và có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã, Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, và nó tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, theo đó Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền
Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã là mẫu với nội dung và thông tin về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã trong các trường hợp cụ thể dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã là mẫu bản thông báo được lập ra với các nội dung và thông tin về vấn đề thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã và Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã. Mẫu được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.3. Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã
2. Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)
————— (1)
TÊN HỢP TÁC XÃ
Số: ………
……, ngày …… tháng …… năm ……
THÔNG BÁO (2)
Về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký hợp tác xã
Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:
Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã1 (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế):………… Ngày cấp: …../…../…… Nơi cấp:
Hợp tác xã thông báo về việc góp vốn/mua cổ phần/thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã như sau: (Hợp tác xã chọn và kê khai vào trang tương ứng với nội dung thông báo và gửi kèm)
THÔNG BÁO VỀ VIỆC GÓP VỐN (3)
1. Doanh nghiệp hợp tác xã góp vốn
Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): ……… Ngày cấp: …./……./…….. Nơi cấp:
2. Số vốn góp:
THÔNG BÁO VỀ VIỆC MUA CỔ PHẦN
1. Doanh nghiệp hợp tác xã mua cổ phần
Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): ……… Ngày cấp: ……/…../…… Nơi cấp:
2. Số cổ phần:
3. Mệnh giá cổ phần:
4. Giá trị số cổ phần đã mua:
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp hợp tác xã thành lập
Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp:
2. Vốn điều lệ:
Hợp tác xã cam kết:
– Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
– Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ (4)
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)2
Hướng dẫn làm Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
Soạn thảo đầy đủ nội dung Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã
(1) Ghi Quốc hiệu tiêu ngữ
(2) Ghi tên mẫu đơn cụ thể
(3) Ở phần thông báo về việc góp vốn ghi đầy đủ nội dung thông báo về những vấn đề gì?
(4) Người dại diện theo pháp luật của hợp tác xã (Ký, ghi họ tên và đóng dấu)2
3. Một số quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
Hiện nay, Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp phổ biến và được khuyến khích thành lập và phát triển. Khi Hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì nhu cầu góp vốn, mua cổ phần, thành lập DN của HTX nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã sẽ càng ngày càng phổ biến. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp nội dung về các trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Theo Điều 20
Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của Hợp tác xã:
Theo Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã và Điều 6
– Được đại hội thành viên quyết định, thông qua;
– Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như các tài sản sau: tài sản đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
– Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong
– Hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 02 năm liên tiếp gần nhất.
Theo đó khi có đủ các điều kiện được nêu trên điều luật trên thì góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện góp vốn và việc góp vốn đó phải tuân thủ theo quy định về trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra.
Hồ sơ thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
– Thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của Hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:
+ Tên hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Ngành, nghề hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, số giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập;
+ Số vốn góp; giá trị số cổ phần mua; số vốn điều lệ của doanh nghiệp được thành lập;
– Nghị quyết của đại hội thành viên về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Địa điểm nộp hồ sơ góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã.
Thời hạn giải quyết góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Ưu và nhược điểm của hợp tác xã:
Ưu điểm của hợp tác xã:
– Hợp tác xã được hiểu là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, và tổ chức này tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, tạo điều kiện kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.
– Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, và các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
Nhược điểm của hợp tác xã:
– Cũng do cơ chế bình đẳng, và dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, bởi vậy nên thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp theo quy định
– Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, và rất phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu thông báo góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Hợp Tác Xã