Theo quy định của pháp luật, cá nhân sẽ gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành về việc tố cáo. Sau khi thụ lý đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền thấy có đủ những căn cứ và lý do sẽ tiến hành giải quyết tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định, và phải ra ra thông báo giải quyết tố cáo. Vậy mẫu thông báo giải quyết tố cáo bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo giải quyết tố cáo là gì?
2. Mẫu thông báo giải quyết tố cáo:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
Số: ………../TB-PTHA
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
Về việc giải quyết tố cáo
Kính gửi: ………(1)
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự………… ;
Căn cứ Điều … Luật Tố cáo ……… ;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……………… ngày ….. tháng…. năm ……. của ………
Căn cứ đơn tố cáo về thi hành án của ông (bà) ……….(2)
Địa chỉ: ….(3)
Nội dung tố cáo:….(4)
Căn cứ Kết luận nội dung tố cáo số …………….. ngày ….. tháng …… năm …….. của Phòng Thi hành án …(5)
Nội dung kết luận nội dung tố cáo cụ thể như sau:….(6)
Vậy, Phòng Thi hành án …….. thông báo để ông (bà)… biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo giải quyết tố cáo:
(2): Điền tên của người tố cáo
(3): Điền địa chỉ của người tố cáo
(4): Điền nội dung tố cáo
(5): Điền kết luận nội dung tố cáo
4. Quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo:
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định của pháp luật là có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Theo đó, các tiêu chí để đánh giá một vụ việc là một vụ việc phức tạp đó là những tiêu chí như: tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên, nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người, tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên, nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau, tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài, có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn. Pháp luật quy định những vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định theo quy định của pháp luật.
Khi có đủ căn cứ về việc giải quyết vụ việc tố cáo thì việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ, theo đó, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm những giấy tờ, tài liệu như: Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo,
– Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo, bao gồm những tài liệu, giấy tờ như sau: (1) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, (2) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo, (3) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo, (4) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
Tại Điều 15 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định về quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành quy định về tổ chức làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, theo đó: tổ xác minh gửi giấy mời hoặc các hình thức liên hệ khác, lựa chọn địa điểm thuận lợi để làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo có được để làm rõ nội dung tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin tài liệu mà mình có được.
– Nội dung, quá trình làm việc: theo đó, pháp luật quy định về việc khi tiến hành làm việc với người tố cáo phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc; biên bản được lập ít nhất thành hai bản, giao một bản cho người tố cáo/ nếu người tố cáo có yêu cầu và lưu một bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc và các thành viên khác của Tổ xác minh tham gia buổi làm việc ký biên bản và ghi rõ lý do người tố cáo không ký. Và trong quá trình làm việc với người tố cáo phải bảo đảm bí mật về buổi làm việc, không để những người không có trách nhiệm biết về địa điểm, nội dung làm việc trừ trường hợp người tố cáo không cần giữ bí mật. Nếu trong trường hợp không làm việc trực tiếp được với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
– Khi tiến hành làm việc với người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo thì tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình.
– Khi cơ quan có thẩm quyền làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định, có chữ ký của người bị tố cáo hoặc đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị bị tố cáo, người chủ trì làm việc và được lập thành hai bản, giao một bản cho người bị tố cáo nếu người bị tố cáo yêu cầu và lưu một bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Đối với trường hợp người bị tố cáo giải trình chưa rõ; thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề chưa rõ. Việc thông báo về giải quyết tố cáo là cần thiết và quan trọng, từ việc thông báo giải quyết tố cáo mà cơ quan có thẩm quyền sẽ chuẩn bị cũng như sẽ tiến hành những thủ tục, trình tự về việc giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định về quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành