Hiệu quả hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án. Trong quá trình cưỡng chế thi hành án cơ quan có thẩm quyền phải ban hành mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án là gì?
Về cơ bản, các biện pháp thi hành án được ban hành thực tế là việc dùng quyền lực Nhà nước bắt phải thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được Cơ quan thi hành án áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Trong quá trình thi hành án không phải lúc nào người bị thi hành án cũng tự nguyện thi hành mà đôi khi bắt buộc phải thực hiện cưỡng chế thi hành án. Trong trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án ra đời trong quá trình này và được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu thông báo về việc cưỡng chế thi hành án là mẫu bản thông báo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra các thông báo về việc cưỡng chế thi hành án. Mẫu thông báo nêu rõ nội dung cưỡng chế, căn cứ pháp lý ra thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo, thông tin chủ thể bị tiến hành cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế, thời gian, địa điểm cưỡng chế thi hành án,… Mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án:
Mẫu số 37/PTHA
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……../TB-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày ….. tháng ……. năm …
THÔNG BÁO
Về việc cưỡng chế thi hành án
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số…….ngày….. tháng ….. năm …… của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……
Phòng Thi hành án .. sẽ tiến hành cưỡng chế đối với ……… địa chỉ: ………
Bằng biện pháp: ……..
Thời gian cưỡng chế: ……. giờ …… ngày …… tháng ….. năm ……
Địa điểm cưỡng chế: ………..
Yêu cầu ……. có mặt đúng thời gian, địa điểm nêu trên để thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Các đương sự;
– UBND cấp xã;
– VKSQS……..;
– Lưu: VT; HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo cưỡng chế thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 37/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là thông báo về việc cưỡng chế thi hành án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành thông báo về việc cưỡng chế thi hành án.
+ Thông tin chủ thể bị áp dụng thông báo về việc cưỡng chế thi hành án.
+ Thời gian và địa điểm cưỡng chế thi hành án.
+ Nội dung thông báo về việc cưỡng chế thi hành án.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận thông báo về việc cưỡng chế thi hành án.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chấp hành viên.
4. Một số quy định về cưỡng chế thi hành án:
4.1. Khái niệm cưỡng chế thi hành án:
Hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự đối với pháp nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Cưỡng chế thi hành án là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự. Cưỡng chế thi hành án hình sự chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Cưỡng chế thi hành án dân sự về cơ bản là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thông qua việc dùng quyền lực của mình, các cơ quan này nhằm mục đích để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
Như vậy, ta nhận thấy, cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân để bảo đảm việc thi hành án. Trên thực tế, quyền và nghĩa vụ đã được quyết định trong bản án thì quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Cưỡng chế thi hành án dân sự được coi là biện pháp cứng rắn được pháp luật quy định để buộc thi hành án trên thực tế.
4.2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền thi hành án do chấp hành viên hoặc thừa phát lại quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành.
Pháp luật quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế tạo cơ sở cho chấp hành viên lựa chọn áp dụng cũng như việc giám sát thực hiện cưỡng chế thi hành án từ xã hội.
Khi các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong quyết định, bản án. Chủ thể có thẩm quyền nêu trên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với người phải thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật bao gồm các biện pháp sau đây:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Hoạt động thi hành án dân sự cần phải được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4.3. Thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Để áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 70
– Việc cưỡng chế thi hành án phải căn cứ vào Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án.
– Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần có các điều kiện cơ bản như: người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; người phải thi hành án có điều kiện thi hành án và người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.
– Chủ thể có thẩm quyền chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế pháp luật quy định; không được áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian và trường hợp pháp luật cấm; việc cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
– Thời gian được thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại cụ thể khoản 2 điều 46
Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án:
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
– Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế:
Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
+ Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng.
+ Thời gian, địa điểm cưỡng chế.
+ Phương án tiến hành cưỡng chế.
+ Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế.
+ Dự trù chi phí cưỡng chế.
– Bước 3: Tiến hành cưỡng chế:
Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.