Tòa án nhận đơn có nghĩa vụ nhận và chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đồng thời tòa án phải thực hiện thông báo đến người khởi kiện bằng văn bản. Vậy thông báo chuyển đơn khởi kiện có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 25-DS: Thông báo chuyển đơn khởi kiện là gì, mục đích của mẫu đơn?
Đơn khởi kiện có thể được hiểu là văn bản của cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm gửi đến Tòa án, trong đó, đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Mục đích của mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện: khi có quyết định chuyển đơn khởi kiện thì Tòa án dùng mẫu thông báo này nhằm mục đích thông báo đến cho người có đơn khởi kiện được biết về việc chuyển đơn khởi kiện và cơ quan sẽ giải quyết đơn khởi kiện của họ.
2. Mẫu số 25-DS: Thông báo chuyển đơn khởi kiện:
Mẫu số 25-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
Số:…../TB-TA
….., ngày …… tháng …… năm……
THÔNG BÁO
CHUYỂN ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi:(2)……….
Địa chỉ: (3) ………..
Nơi làm việc: (4)……….
Số điện thoại: ………; số fax:………..(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……… (nếu có)
Toà án nhân dân ………. đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày …….. tháng ……. năm……. của (5)
nộp trực tiếp (hoặc do bưu điện chuyển đến hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án) ngày…. tháng….. năm…….
Về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện) ………
Toà án nhân dân…….. đã tiến hành xem xét đơn khởi kiện của …….. (6) và nhận thấy việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân(7)……..
Tòa án nhân dân …… đã chuyển đơn khởi kiện của(8)……… đến Tòa án nhân dân(9)……….để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Nơi nhận:
– Người khởi kiện;
– Lưu tại Tòa án.
Thẩm Phán
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(5), (6) và (8) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(7) và (9) Ghi tên Toà án nhân dân mà đơn khởi kiện được chuyển đến.
4. Những quy định liên quan đến chuyển đơn khởi kiện:
Nhận đơn khởi kiện là hành vi tố tụng có ý nghĩa bắt đầu xác định trách nhiệm giải quyết yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Về nguyên tắc, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện thi Tòa án phải có trách nhiệm nhận đơn. Còn việc đơn đó hợp pháp hay không, có đủ tài liệu chứng cứ kèm theo hay không điều luật quy định thời hạn để xem xét vấn đề này là 5 ngày kể từ ngày nhận đơn. Mặt khác, chỉ khi nhận đơn (vào sổ) mới phát sinh trách nhiệm xem xét tính hợp pháp của đơn của người kiện. Vì vậy, cán bộ Tòa án có nhiệm vụ nhận đơn không thể từ chối nhận đơn của người khởi kiện khi chưa nhân và vào sổ nhận đơn.
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Tòa án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện
Tòa án thực hiện nhận đơn của người khởi kiện theo thủ tục như sau:
– Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án:
Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì Toà án ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào số nhận đơn. Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn.
– Trường hợp đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưu điện theo quy định thì Toà án ghi ngày, tháng, năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến vào số nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn. Phong bì có dấu bưu diện phải được đính kèm đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì Toà án phải ghi chú trong số nhận đơn là không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu diện. Trong trường hợp này, ngày khởi kiện được xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.
Tòa án phải ghi (hoặc động đầu nhận đơn có ghi) ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trên bên trái của đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn. Tòa án có trách nhiệm xem tính hợp pháp của đơn về nội dung, hình thức, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn theo quy định đề ra các quyết định thực hiện các công việc sau
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc tầm quyền giải quyết của mình ở đây có hai trường hợp xảy ra.
Tòa án chưa ra quyết định thụ lý vụ án ngay mà cần tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án như thông báo nộp tạm ứng án phí, nhận biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án trong trường hợp đương sự được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Tòa án sẽ thực hiện chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác.
Trong thời hạn 5 ngày. căn cứ vào các quy định của bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác. Có nghĩa là vụ án vẫn thuộc thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án nói chung chứ không phải của cơ quan khác. Trường hợp chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác. Tòa án không phải ra quyết dịnh chuyển đơn mà chỉ ra thông báo chuyển đơn khởi kiện và gửi thông báo này cho người khởi kiện biết.
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nêu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Trường hợp này. Tòa án xác định vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nói chung nhưng không thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa án đã nhận đơn khởi kiện.
Trường hợp này Tòa án cũng không phải ra quyết định trả lại đơn do vụ án chưa thụ lý thi Tòa án không phải ra quyết định tố tụng nào và thông báo về việc trả lại đơn cho người khởi kiện biết
Khi đơn khởi kiện được gửi đến Tòa án thì phải được chuyển đến cho Chánh án, hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền để những người này phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, Phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện là một trong những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chánh án.
Như vậy, khi người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án và Tòa án nhận đơn và xét thấy thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện thuộc tòa án khác thì Thẩm phán chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện biết bằng thông báo chuyển đơn khởi kiện. Việc chuyển đơn phải được thực hiện đúng thời hạn theo quy định của pháp luật tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự.