Trong hồ sơ đề nghị giám định tâm thần thì cần có sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần.
Mục lục bài viết
1. Giám định tư pháp là gì? Giám định viên tư pháp là gì?
Tại
“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.” (Khoản 1 Điều 2)
Và “Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.”
Như vậy, hoạt đồng giám định tư pháp được thực hiện bởi giám định viên tư pháp, hoặc do người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện, sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến các hoạt động tố tụng khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính,…
2. Sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần là gì?
Sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định pháp y tâm thần là văn bản do cá nhân có mong muốn được bổ nhiệm là giám định viên pháp y tâm thần gửi lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền xem xét,
Sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần được dùng để cá nhân kê khai các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, quê quán, nhân thân trong gia đình, trình độ đào tạo, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật,… Văn bản này được nộp cùng hồ sơ đề nghị trở thành căn cứ để cơ quan có thẩm quyền
3. Mẫu sơ yếu lý lịch đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần và soạn thảo:
Ảnh
4×6
(Đóng dấu giáp lai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần
– Họ và tên khai sinh (chữ in): ……. Nam, nữ ……
– Tên khác (nếu có) ………
– Ngày, tháng, năm sinh ……
– Cấp bậc : (dành cho đối tượng công tác ở Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) …
– Chức vụ: ……
– Đơn vị công tác: ……
– Quê quán: ……
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……
– Nơi ở hiện nay: ……
– Thành phần gia đình …… bản thân ……
– Dân Tộc …… Quốc tịch ……
– Tôn giáo ……
– Đảng viên, Đoàn viên ……
– Trình độ:
+ Chuyên môn (đại học, trên đại học) ………
Trường học ………
Ngành học: ………
Hình thức đào tạo(chính quy, tại chức, đào tạo từ xa…) ……
Năm tốt nghiệp ……
+ Trình độ lý luận chính trị (cao cấp, cử nhân, trung cấp, sơ cấp) ……
+ Trình độ ngoại ngữ (Ngoại ngữ nào, trình độ A,B,C…) ……
+ Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng pháp y, pháp y tâm thần ……
– Ngày và nơi vào làm việc lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần ……
I – QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ghi rõ thời kỳ học trường, lớp văn hóa, chính trị, ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật…)
……
II – TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
(Ghi rõ từng thời kỳ làm việc ở đâu)
………
III – KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
(Hình thức cao nhất)
Khen thưởng: ……
Kỷ luật: ……
IV – LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về những điều khai trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước cơ quan quản lý và trước pháp luật./.
…….. Ngày…. tháng …. năm ….
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của cơ quan chủ quản
…….. Ngày …. tháng …. năm ….
Thủ trưởng cơ quan chủ quản
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân.
Nam, nữ: là nam thì ghi chữ “nam”, là nữ thì ghi chữ “nữ”.
Chức vụ: Ghi chức vụ mà người đó đang đảm nhiệm
Sinh năm: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: ghi đúng theo chứng minh nhân dân được
Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
Tôn giáo: ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo… ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.
Trình độ văn hóa: viết rõ 12/12 chính quy; 12/12 bổ túc văn hóa.
4. Quy định về hoạt động bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần:
Quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên được làm thành 02 bộ bao gồm:
– Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và danh sách trích ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
– Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh màu 4cm x 6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ở cấp Trung ương thì thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần được thực hiện như sau:
Đầu tiên, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Pháp y Quốc gia, Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi Bộ Y tế. Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Pháp chế thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. Trường hợp không bổ nhiệm thì Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Còn ở địa phương thì thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần được thực hiện như sau:
– Công an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh, Bệnh viện tâm thần tỉnh hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh có Khoa tâm thần đối với tỉnh chưa có Bệnh viện Tâm thần hoặc Trung tâm phòng chống bệnh xã hội xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi về Sở Y tế.
Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế có văn bản hướng dẫn đơn vị hoặc cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. Trường hợp không bổ nhiệm thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bổ nhiệm giám định viên, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần đã được bổ nhiệm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Hoạt động bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần được phân rõ ràng là ở Trung ương và địa phương. Mà theo đó thì cơ quan có thẩm quyền ở trung ương đó chính là Bộ trưởng Bộ Y tế, còn ở địa phương thì đó là Sở Y tế. Các cá nhân nộp hồ sơ theo quy định đến các cơ quan có thẩm quyền trên, các cơ quan có trách nhiệm thẩm định, xem xét các điều kiện, để quyết định bổ nhiệm cá nhân là giám định viên pháp y tâm thần hay không, trường hợp không đồng ý bổ nhiệm thì cũng phải có trả lời bằng văn bản.