Việc nộp thuế phải được tiến hành theo quy định tại Luật quản lý thuế để cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Pháp luật còn quy định cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, thanh tra thuế để tránh các trường hợp vi phạm hoặc có tham nhũng xảy ra cũng như đưa ra những kết luận về nghĩa vụ nộp thuế.
Mục lục bài viết
1. Kết luận thanh tra thuế là gì?
thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội, ghi nhận xử lý sai phạm và kiểm tra quá trình hoạt động và làm việc của cơ quan
Mẫu số 06/KTTT: Kết luận thanh tra thuế là mẫu kết luận dựa trên kết quả thạnh tra thuế dựa trên biên bản thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Trong mẫu kết luận phải nêu rõ việc đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra vào thời điểm nào, kết luận đánh giá gồm có đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế, kết quả kiểm tra, các yêu cầu và kiến nghị.
Mẫu số 06/KTTT: Kết luận thanh tra thuế là mẫu kết luận sau khi kết thúc quá trình thanh tra trong lĩnh vực thuế được cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế ban hành dựa trên việc thạnh tra thuế cùng các biên bản liên quan với mục đích kết luận công tác thạnh tra thuế của người nộp thuế về đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế, kết quả kiểm tra, các yêu cầu và kiến nghị.
2. Mẫu số 06/KTTT: Kết luận thanh tra thuế:
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA (HOẶC THANH TRA)
Số: …./……..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày……..tháng……….năm ……
KẾT LUẬN KIỂM TRA THUẾ (THANH TRA THUẾ)
tại ……..
Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra)……….đã tiến hành kiểm tra (thanh tra) tại……… …….(tên người nộp thuế)……. từ ngày……. đến ngày………….
Căn cứ biên bản kiểm tra (hoặc báo cáo kết quả thanh tra) ngày ….tháng…..năm…của Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) theo quyết định số…ngày… của…
……. kết luận như sau:
A. Đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế:
– Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……… ngày……../……./……. do…………….. cấp.
– Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: ……….
– Hình thức hạch toán kế toán: …………
– Niên độ kế toán: ………..
– Đăng ký kê khai nộp thuế tại: …………
– Hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng: ……….
–
– Tài khoản số:…………. mở tại Ngân hàng (hoặc Tổ chức tín dụng) …………..
– Các đơn vị thành viên (nếu có); các xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng (Ghi rõ nơi đóng trụ sở, hình thức hạch toán; đến thời điểm kiểm tra, thanh tra đã có xác nhận doanh thu, chi phí, nghĩa vụ nộp Ngân sách của cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở các đơn vị thành viên (nếu có); các xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng hay chưa).
B. Kết quả kiểm tra (hoặc thanh tra)
1. Về việc mở, ghi chép, hạch toán trên hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán.
2. Về việc khai thuế, nộp thuế.
(Cần đánh giá cụ thể về việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế được kiểm tra, thanh tra trong từng nội dung kiểm tra, thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (nếu có) và ghi rõ căn cứ vào quy định nào trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế hiện hành).
C. Các yêu cầu và kiến nghị
– Nếu có số thuế phải truy thu thêm thì phải yêu cầu người nộp thuế nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước của cơ quan thuế khi có quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế (đối với kết luận thanh tra).
– Nếu có điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm lỗ, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp thì phản ánh số liệu vào kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra.
– Nếu còn nợ đọng thuế phải yêu cầu người nộp thuế nộp ngay vào Ngân sách Nhà nước.
– Đối với các vi phạm về chế độ mở, ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán và hoá đơn chứng từ phải yêu cầu người nộp thuế chấn chỉnh kịp thời.
– Kiến nghị về mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đã được phát hiện qua kiểm tra (thanh tra) đối với cơ quan (Bộ phận chức năng của cơ quan thuế) có thẩm quyền để ra
– Doanh thu năm … trên 20 tỷ thì chuyển sang khai thuế giá trị gia tăng theo tháng kể từ năm…
– Kiến nghị với các cơ quan (Bộ phận chức năng của cơ quan thuế) về các biện pháp, trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn đối với người nộp thuế.
– Các yêu cầu, kiến nghị hoặc ghi nhận khác (nếu có).
Nơi nhận:
– Người nộp thuế được kiểm tra (thanh tra);
– Trưởng đoàn kiểm tra (thanh tra);
-…….;
– Lưu: VT, Bộ phận kiểm tra (thanh tra).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 06/KTTT: Kết luận thanh tra thuế:
– Tên cơ quan ban hành quyết định
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu kết luận thanh tra thuế
– Nội dung kết luận thanh tra thuế gồm: đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế, kết quả kiểm tra, các yêu cầu và kiến nghị.
– Thủ trưởng cơ quan thuế ký xác nhận
4. Một số quy định liên quan:
Kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra thuế được quy định tại Mục II Phần II Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, cụ thể:
Trước khi tiến hành thanh tra thuế thì cơ quan có thẩm quyền tập hợp tài liệu, phân tích xác định các nội dung cần thanh tra: Lãnh đạo Bộ phận thanh tra phân công công chức thanh tra tiến hành tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra. Sau đó cơ quan ban hành quyết định thanh tra và thông báo về việc công bố quyết định thanh tra bằng các hình thức như: Điện thoại; Mail; Trường hợp cần thiết bằng văn bản cho đại diện người nộp thuế về kế hoạch công bố quyết định thanh tra gồm: thời gian, thành phần tham dự công bố quyết định thanh tra.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra kèm theo dự thảo kết luận thanh tra, Lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện ký kết luận thanh tra (trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).
– Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, Lãnh đạo cơ quan thuế có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu người nộp thuế giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ký, ban hành kết luận thanh tra.
– Hồ sơ trình ký ban hành Kết luận thanh tra gồm:
+ Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
+ Dự thảo kết luận thanh tra;
+ Dự thảo Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế theo mẫu (số 20/KTTT ban hành kèm theo
+ Biên bản thanh tra;
+ Các tài liệu giải trình khác liên quan đến nội dung kết luận thanh tra (nếu có).
– Công khai kết luận thanh tra:
+ Lãnh đạo cơ quan Thuế có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế cùng với Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế. Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra theo mẫu số 09/QTTTr.
+ Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành Biên bản theo mẫu số 10/QTTTr, phải có chữ ký của Lãnh đạo cơ quan Thuế hoặc Trưởng đoàn thanh tra (trường hợp được ủy quyền) và Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
– Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế phải được gửi cho người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trường hợp cơ quan thuế cấp trên tiến hành thanh tra.
Đối với thanh tra lại: Kết luận thanh tra lại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính. Kết luận thanh tra lại của Cục trưởng Cục Thuế gửi đến Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
– Trường hợp xử lý hành vi vi phạm về thuế vượt quá thẩm quyền của Lãnh đạo cơ quan thuế thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ký Kết luận thanh tra, Quyết định xử lý vi phạm về thuế, Lãnh đạo cơ quan thuế ra văn bản đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Như vậy, việc thanh tra thuế được cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền tiến hành theo một trình tự từ chuẩn bị tiến hành thanh tra và ra quyết định thanh tra, thông báo quyết định thanh tra thuế đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan sau đó đến tiến hành các bước thanh tra về nội dung thanh tra thuế tại trụ sở. Dựa trên những kết quả thanh tra này để cơ quan đưa ra đánh giá, kết luận về nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan, tổ chức, cá nhân.