Quá trình điều tra có thể còn gặp nhiều thiếu sót nhưng ngay lúc đấy cơ quan tiến hành tố tụng chưa nhận ra cho đến khi được đưa tới giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, sau khi nghị án, Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung.
Mục lục bài viết
1. Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung là gì?
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy định Viện Kiểm sát hoặc
Thứ nhất, thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc về Viện kiểm sát ở giai đoạn truy tố và thuộc về Tòa án trong giai đoạn xét xử, cụ thể là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Như đã phân tích, tố tụng hình sự Việt Nam có sự phân chia quá trình giải quyết vụ án thành các giai đoạn. Sự phân chia này gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng… Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiếm tra giai đoạn trước. Bởi vậy, chủ thể tiến hành tố tụng ở giai đoạn tổ tụng sau đưoc trao quyền xem xét lại các hoạt động tổ tụng đã được thực hiện ở giai đoạn trước đó và có quyền quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu xét thấy việc điều tra là thiếu sót hoặc có vi phạm. Hơn nữa, bản chất của hoạt động “trả hồ sơ” là để “điều tra bố sung”, tức thực hiện những hoạt động tố tụng thuộc chức năng của Cơ quan điều tra nên thâm quyền quyết định việc này thuộc về hai chủ thể trên.
Thứ hai, khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các cơ quan tiến hành tổ tụng bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật tổ tụng hình sự về các trường hợp áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện, hình thức quyết định trả hồ sơ, thẩm quyền ban hành,…khi tiến hành hoạt động này.
Thứ ba, trả hồ sơ để điều tra bổ sung được tiến hành trong trường hợp phát hiện những thiếu sót nghiêm trọng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn điều tra, ảnh hưởng tới việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Từ hai căn cứ nêu trên, những trường hợp phải trả hô sơ vụ án để điêu tra bố sung được cụ thế hóa trong các quy định của BLTTHS và chi khi thuộc những trường hợp đó mới được tiến hành trả hồ sơ.
Thứ tư, hoạt động trả hồ sơ để điều tra bố sung thực chất là việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ban hành quyết định tố tụng chuyển giao hồ sơ vụ án đang được các cơ quan này thụ lý cho cơ quan tổ tụng đã giải quyết ở các giai đoạn trước đó theo quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự để điều tra thêm những vấn đề còn thiếu sót hoặc khắc phục những vi phạm trong quá trình tổ thiện hồ sơ, đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự có căn cứ, đúng pháp luật.
Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Hội đồng xét xử ban hành sau khi kết thúc nghị án dựa trên căn cứ là kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhằm trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát đã truy tố để điều tra các vấn đề cụ thể đã được nêu rõ trong quyết định.
Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung là kết quả của quá trình nghị án, xem xét, đánh giá hồ sơ, kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa của Hội đồng xét xử; là căn cứ buộc Viện kiểm sát tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để điều tra bổ sung; là cơ sở để hợp pháp hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; văn bản này còn là sự thể hiện về trách nhiệm, tinh thần của Hội đồng xét xử trong việc kiên quyết xác định đúng người, đúng tội và không quyết định một vấn đề khi chưa được điều tra rõ ràng.
“Việc ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung được Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận tại Khoản 6, Điều 326 như sau:
Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
a) Ra bản án và tuyên án;
b) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
c) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
d) Tạm đình chỉ vụ án.
Hội đồng xét xử phải
Như vậy, trong quy định này, quyết định được nêu là “quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung” chứ không phải “quyết định yêu cầu điều tra bổ sung”. Điều này cũng không làm ảnh hưởng đến nội dung, bởi về bản chất là như nhau.
Có thể thấy, ở giai đoạn này, pháp luật không quy định căn cứ nào thì Hội đồng xét xử được trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tuy nhiên, xem xét trên tổng quát quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì có thể áp dụng quy định tại Điều 280, trong đó có nêu các căn cứ để trả hồ sơ như: Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng hình sự mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm; Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Nếu như xét về tính chất của căn cứ, thì việc áp dụng các căn cứ này cũng hoàn toàn hợp lý, khi mà các căn cứ đều không thể thay đổi ngay tại phiên tòa hay sau thời gian nghị án, việc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là quyết định đúng đắn, bảo đảm được quyền lợi của bị cáo xét xử đúng người, đúng tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
2. Mẫu quyết định yêu cầu điều tra bổ sung:
Mẫu số 05a: Dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm
Toà án……………………… (1)
Số:…../…../HSST-QĐ (2)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày…. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
YÊU CẦU ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TOÀ ÁN……….
Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: ….
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người):………………
Các Hội thẩm: (3)……………
Căn cứ vào Điều 179 và Điều 199 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên toà (4);
Xét thấy(5)……………..
QUYẾT ĐỊNH:
Trả hồ sơ vụ án hình sự đối với bị cáo: (6)…………
Bị truy tố về tội (các tội)……….
Cho Viện kiểm sát…………..
Để điều tra bổ sung những vấn đề sau đây:(7)
………………………..
Nơi nhận:
– VKS (kèm hồ sơ vụ án);
– Hồ sơ vụ án;
– Lưu Toà án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà
3. Hướng dẫn mẫu quyết định yêu cầu điều tra bổ sung:
(1) Ghi tên Toà án xét xử sơ thẩm; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Toà án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Toà án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Toà án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung (ví dụ: Số: 152/2004/HSST-QĐ).
(3) Nếu là Toà án nhân dân thì ghi Các Hội thẩm nhân dân; nếu là Toà án quân sự thì ghi Các Hội thẩm quân nhân.
(4) Nếu đang ở phần xét hỏi thì bỏ các chữ “tranh luận tại phiên toà”.
(5) Khi thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 179 của Bộ luật tố tụng hình sự thì ghi theo trường hợp đó (Ví dụ: Xét thấy có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác).
(6) Ghi họ tên, ngày… tháng… năm… sinh, nơi sinh, nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú), nghề nghiệp của bị cáo đầu vụ; nếu có nhiều bị cáo thì ghi thêm “và đồng bọn”.
(7) Ghi đầy đủ, cụ thể những vấn đề cần điều tra bổ sung.
Cơ sở pháp lý: