Khi có các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực phí, lệ phí thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần lập quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí. Vậy, Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
- 4 4. Một số quy định về phí, lệ phí:
- 5 5. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí:
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là gì?
Trên thực tế, chúng ta chỉ quan tâm phí và lệ phí là những khoản tiền mà chúng ta cần phải nộp cho Nhà nước mà ít biết đến ý nghĩa, mục đích của những khoản phí này. Chính bởi vì không hiểu biết nên dẫn đến những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức thì cần nhanh chóng, kịp thời xử lý. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí được lập ra trong quá trình này và có những vai trò, ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý về phí, lệ phí của Nhà nước.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là mẫu bản quyết định được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí đối với các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức. Mẫu nêu rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt, hình thức xử phạt… Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí được ban hành kèm theo Thông tư số 186/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí do Bộ Tài chính ban hành.
2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
Mẫu 02
(Ban hành kèm theo Thông tư 186/2013/TT-BTC)
………… (1) …………
………… (2) …………
——–
Số: ………./QĐ-XPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
….. (3) ……., ngày ……. tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 14/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do … (4) …… lập hồi …… giờ ……… ngày ……. tháng ….. năm …… tại …..;
Tôi, ……………….. (5) ……………….. ; Chức vụ: ………………………………………………..
Đơn vị: ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/Tổ chức: …….. (6) …………..
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ………
Địa chỉ: …….
Giấy CMND (Hộ chiếu)/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……..
Cấp ngày: ……… Tại: …………
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt hành chính:
Cảnh cáo/Phạt tiền với mức phạt là …………. đồng.
(Viết bằng chữ: ……………)
2. Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ……………………………………………….…….
Lý do:
– Đã có hành vi vi phạm hành chính: ………….
Quy định tại điểm ………………. khoản ……………………. Điều …………. của Nghị định số ……. ngày …. tháng ….. năm …….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ……………. (7) ………………….
Điều 2. Ông (bà)/Tổ chức …………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn ……………. ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng … năm … trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc ………. (8) …
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/Tổ chức ……………………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ………………….. của Kho bạc Nhà nước ……… (9) ……….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức ………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng …. năm …… (10) …
Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định được gửi cho:
1. Ông (bà)/Tổ chức: ………………………………………………………………. để chấp hành;
2. Kho bạc ………………………………………………………. để thu tiền phạt;
3: …………
Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí:
(1): Tên cơ quan chủ quản.
(2): Tên cơ quan lập biên bản (nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …………., huyện, thành phố thuộc tỉnh …… xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản).
(3): Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
(4): Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
(5): Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
(6): Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
(7): Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
(8): Ghi rõ lý do.
(9): Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước.
(10): Ngày ký Quyết định hoặc ngày người có thẩm quyền xử phạt quyết định.
4. Một số quy định về phí, lệ phí:
4.1. Phí, lệ phí là gì?
– Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
– Còn lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
4.2. Thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí:
Cơ quan có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí bao gồm:
– Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí.
– Chính phủ có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí.
4.3. Người nộp phí, lệ phí:
Người nộp phí, lệ phí là tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
4.4. Tổ chức thu phí, lệ phí:
Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm các tổ chức cụ thể sau đây:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4.5. Nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí:
Mức thu phí sẽ được xác định trên nguyên tắc cơ bản nhằm mục đích bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mức thu lệ phí được xác định bởi việc ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
4.6. Miễn, giảm phí, lệ phí:
Miễn, giảm phí, lệ phí được quy định cụ thể như sau:
– Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm các đối tượng sau:
+ Trẻ em thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
+ Hộ nghèo thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí
+ Người cao tuổi thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
+ Người khuyết tật thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
+ Người có công với cách mạng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
+ Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
+ Một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.
– Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
5. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí:
5.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí bao gồm:
– Các đối tượng bị phạt cảnh cáo.
– Các đối tượng bị phạt tiền.
– Các đối tượng bị tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
– Các đối tượng bị tước Thẻ thẩm định viên về giá, đình chỉ hoạt động (hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá, quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử, đình chỉ in hóa đơn).
– Các đối tượng bị buộc trả lại số tiền có được do hành vi vi phạm đem lại.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5.2. Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công chức Thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng Đội Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.