Hoạt động giám định phát sinh dựa trên trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định của chủ thể có quyền theo quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt là hoạt động trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Mục lục bài viết
1. Quyết định trưng cầu giám định của Bộ Công an là gì?
Giám định tư pháp là một biện pháp bổ trợ vô cùng cần thiết và hữu hiệu trong hoạt động tố tụng hình sự. Hiểu và nắm rõ được bản chất cũng như vai trò của giám định tư pháp sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các vụ án hình sự và phòng ngừa tội phạm nói chung.
Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là việc người giám định tư pháp, người có kiến thức chuyên môn trong những lĩnh vực khác nhau, sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan khác được thực hiện một số hoạt động tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Trưng cầu giám định là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thể hiện ý kiến của mình thông qua văn bản yêu cầu người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của Luật giám định tư pháp hiện hành.
Người trưng cầu giám định có quyền và nghĩa vụ phù hợp với chức năng của mình, theo đó, cơ quan, người tiến hành tố tụng có quyền: Trưng cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định; Yêu cầu cá nhân, tổ chức trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu; Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định. Đối với nghĩa vụ, cơ quan, người tiến hành tố tụng có nghĩa vụ: Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định; Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản; Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định; Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp. Quyên và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 21 Luật giám định tư pháp.
Như vậy, quyết định trưng cầu giám định ở mục 3 là văn bản do Thủ trưởng cơ quan công an ban hành nhằm yêu cầu người giám định tư pháp thực hiện nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Quyết định trưng cầu giám định này được dựa trên Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Tức là, người ra quyết định thanh tra phải là người tiến hành tố tụng.
Quyết định trưng cầu giám định là văn bản bắt buộc nếu cơ quan công an muốn yêu cầu người giám định thực hiện chức năng của họ, đồng thời, đây là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của người giám định tư pháp, là cơ sở để hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan công an, người giám định tư pháp.
Thủ tục trưng cầu giám định nói chung được quy định tại Điều 25 Luật giám định tư pháp, cụ thể: “Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.”
Về nội dung, quyết định trưng cầu giám định phải đảm bảo các nội dung: Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định; Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định; Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); Nội dung yêu cầu giám định; Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Nếu trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại. Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với giám định trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 38 Nghị định 86/2011, theo đó:
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định.
Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả, trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định sẽ do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Có thể thấy rằng, hoạt động trưng cầu giám định có ý nghĩa quan trọng hơn so với yêu cầu giám định, thực tế đây là quyết định của cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu một cơ quan, chủ thể khác trong việc phối hợp giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính.
2. Mẫu quyết định trưng cầu giám định của Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………(4), ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Trưng cầu giám định
………………(5)
Căn cứ ……………..(6);
Căn cứ ………..(7);
Căn cứ ……………..(8);
Căn cứ Quyết định số …..ngày……/……/……của …………(9) về ………(10);
Xét đề nghị của………(11),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu giám định (hoặc giám định bổ sung/giám định lại) ……….…..(12).
Đối tượng giám định: ………….(13)
Các tài liệu (chứng từ) liên quan (hoặc mẫu so sánh) gồm: …….(14)
Điều 2. …….(15) thực hiện các phương pháp để tiến hành và kết luận. Kết quả giám định gửi về …………….(16) trước ngày……/……/……
Kinh phí giám định do ……………..(16) trả theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. ……………(15) và ……………….(11) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: …………(17)
– …..(15) để giám định; (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
– …..(11), (16) để thực hiện;
– Lưu: ……
3. Hướng dẫn mẫu quyết định trưng cầu giám định của Bộ Công an:
(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);
(2): Tên cơ quan, đơn vị ra Quyết định (nếu lãnh đạo Bộ ký Quyết định thì không có dòng này);
(3): Số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị ra Quyết định (nếu lãnh đạo Bộ ký Quyết định thì ghi là: BCA- Số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo văn bản);
(4): Địa danh;
(5): Chức danh Thủ trưởng cơ quan Công an ra Quyết định;
(6): Luật Thanh tra 2010/
(7): Viện dẫn Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật… đã dẫn ở trên;
(8): Thông tư của Bộ Công an đang có hiệu lực thi hành về hoạt động thanh tra/giải quyết khiếu nại/giải quyết tố cáo;
(9): Chức danh của người ra Quyết định thanh tra/Quyết định xác minh…;
(10): Tên cuộc thanh tra/cuộc xác minh;
(11): Trưởng Đoàn thanh tra/ người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại/tố cáo;
(12): Nêu rõ nội dung yêu cầu giám định về: Chữ viết/con dấu/ADN/dấu vết cơ học/phôi, bằng…;
(13): Nêu cụ thể từng đối tượng cần giám định;
(14): Nêu cụ thể từng tài liệu, vật chứng, vật mẫu để so sánh;
(15): Tên cơ quan, đơn vị được giao giám định;
(16): Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân được nhận kết quả giám định;
(17): Chức vụ người ra Quyết định trưng cầu giám định.
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất Luật Giám định tư pháp năm 2018