Các cá nhân, tổ chức có quyền tố giác tội phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình, của những người liên quan cũng như của Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận được tố giác về tội phạm sẽ ra quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm. Vậy mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm (12/HS):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm:
- 4 4. Các quy định về trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm:
1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm là gì?
Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm (12/HS) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân với các nội dung bao gồm: các căn cứ pháp lý để ra quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, thông tin về người được phân công trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm (họ và tên, chức vụ), các yêu cầu liên quan đến trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm.
Mục đích của mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm (12/HS): khi tiếp nhận nguồn tin tội phạm thì Viện kiểm sát nhân dân phải ra quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm nhằm mục đích phân công chủ thể trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm.
2. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm (12/HS):
Mẫu số 12/HS Theo QĐ số … ngày … tháng … năm …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]………….
_________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
……., ngày…… tháng…….năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
TRỰC TIẾP KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM[4]
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ Điều 41 và Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tại[5]…….; Từ ngày……. đến ngày…..
Điều 2. Phân công cho các ông (bà) có tên sau đây tổ chức thực hiện Quyết định này:
– Ông (bà): ……, Chức vụ, chức danh ….., Trưởng đoàn
– Ông (bà): ……., Chức vụ, chức danh ……, thành viên
– Ông (bà):……, Chức vụ, chức danh …….., thành viên
……
Điều 3. Yêu cầu 5…
chuẩn bị báo cáo, hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm để cung cấp cho Đoàn kiểm sát.
Điều 4. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch trực tiếp kiểm sát./.
Nơi nhận:
– Cơ quan bị trực tiếp KS;
– Thành viên Đoàn kiểm sát;
– …..;
– Lưu: HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG [6]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm:
Người soạn thảo Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ghi tên Viện kiểm sát ban hành;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, nội dung quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Tố giác hoặc tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố hoặc nguồn tin khác
[5] Ghi tên Cơ quan bị trực tiếp kiểm sát
[6] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Các quy định về trực tiếp kiểm sát tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm:
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 145
– Về nguyên tắc thì mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời nhằm giải quyết các nguồn tin chính xác đúng người đúng tội.
Một nguyên tắc cơ bản trong tiếp nhận thông tin là Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo Khoản 2 Điều 145
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
+ Cơ quan điều tra: cơ quan này tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: cơ quan này thực hiện việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát: Viện kiểm sát tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện:
* Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
* Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
– Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: cơ quan này phải
– Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Khi nhận được tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ cơ quan, tổ chức, cá nhân thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Nếu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan này phải có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Việc chuyển này phải được lập thành văn bản.
+ Công an phường, thị trấn, Đồn Công an: các cơ qua này có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền khi được các cá nhân, tổ chức tố giác và báo tin về tội phạm. Việc chuyển này phải được thực hiện kịp thời tránh ảnh hưởng đến quá trình và kết quả giải quyết tố giác, tin báo.
– Trường hợp các cơ quan, tổ chức khác ngoài các cơ quan kể trên sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện việc điều tra. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
– Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan này có trách nhiệm